Hà Tĩnh đề nghị xét tặng 2 nghệ nhân nhân dân, 8 nghệ nhân ưu tú

(Baohatinh.vn) - Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, ‘Nghệ nhân ưu tú” tỉnh Hà Tĩnh (được thành lập tại Quyết định số 2376/QĐ-UBND ngày 27/7/2020 của UBND tỉnh) vừa họp để xét tặng các danh hiệu”Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”.

Hà Tĩnh đề nghị xét tặng 2 nghệ nhân nhân dân, 8 nghệ nhân ưu tú

Ông Nguyễn Ban (thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân) là một trong 2 người được đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”.

Hội đồng đã nhận được 3 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, 13 hồ sơ đề nghị xét tặng”Nghệ nhân ưu tú”. Căn cứ các quy đinh hiện hành, Hội đồng đã làm việc công khai, dân chủ, khách quan, bỏ phiếu bầu chọn được 2 cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” và 8 cá nhân đề nghị tặng danh hiệu”Nghệ nhân ưu tú”.

Cụ thể, đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” cho ông Nguyễn Ban (thị trấn Tiên Điền, huyện Nghi Xuân) và bà Vũ Thị Thanh Minh (xã Cẩm Mỹ, huyện Cẩm Xuyên), cùng loại hình di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ: dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh.

Đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” cho ông Trần Minh Chính (thôn Thắng Hòa, xã Tân Lâm Hương, huyện Thạch Hà), ông Trần Văn Hoàng (thôn Trung Hậu, xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ), bà Đặng Thị Nguyệt (tổ dân phố 1, phường Tân Giang, thành phố Hà Tĩnh), cùng loại hình di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ: dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh;

Ông Trương Văn Hứa (thôn Xuân Bắc, xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên), loại hình di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ: dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh và hò chèo cạn;

Bà Nguyễn Thị Định (khối phố 8, phường Thạch Quý, thành phố Hà Tĩnh), loại hình di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ: dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh và thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt;

Ông Ngô Thanh Cẩn (thôn Khe Giao 1, xã Ngọc Sơn, huyện Thạch Hà), ông Phạm Quang Hồng (phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh), bà Lương Thị Nguyên (xóm Mai Hoa, xã Xuân Lộc, huyện Can Lộc), cùng loại hình di sản văn hóa phi vật thể đang nắm giữ: thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt.

Để việc xét tặng đảm bảo các quy định, Hội đồng xét tặng đã đề nghị Sở TT&TT, Báo Hà Tĩnh, Đài PTTH tỉnh đăng tải danh sách các cá nhân được đề nghị xét tặng “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 3 - năm 2021 trên Cổng thông tin điện tử tỉnh, Báo Hà Tĩnh và trên sóng Đài PTTH tỉnh để nhân dân và các nghệ nhân được biết.

Mọi ý kiến phản hồi, đề nghị gửi về Sở VHTT&DL (số 18, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh) trước ngày 5/10/2020.

Tin liên quan:

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Đi trong mùa lộc biếc

Đi trong mùa lộc biếc

Tháng Giêng - trong thao thiết gọi mời, hơi ấm từ ngọn gió xuân thức dậy cả đất trời những miền quê Hà Tĩnh, làm thắm tươi những lộc non, chồi biếc, mang theo bao niềm ước vọng về sự thịnh vượng của đất nước, quê hương.
Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Phát huy kết quả trong năm 2024, từ đầu xuân Ất Tỵ 2025, ngành du lịch Hà Tĩnh đã khởi động một cách tích cực, mạnh mẽ bằng nhiều chương trình, hành động thiết thực nhằm thu hút du khách.
Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” được Hà Tĩnh phối hợp tổ chức cuối năm 2024 đã để lại trong lòng các nghệ nhân mọi miền những ấn tượng mạnh mẽ về "bản hòa tấu" di sản văn hóa dân tộc.
Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Bằng sự nghiên cứu, sáng tạo, nhiều văn nghệ sỹ, chuyên gia nổi tiếng cả nước đã dành nhiều tâm huyết để lan tỏa, nhân lên những giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh tới bạn bè muôn phương.
Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Sau hơn 30 năm đam mê, kiên nhẫn, miệt mài, nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy đã để lại một di sản hàng ngàn trang viết về địa chí, lịch sử, văn hóa, con người… của vùng đất Nghệ - Tĩnh.
Náo nức hội xuân

Náo nức hội xuân

Đến với Hà Tĩnh vào dịp xuân về, du khách sẽ được hòa mình vào không khí rộn ràng của các lễ hội, được khám phá cảnh sắc và nét độc đáo của văn hóa, con người vùng đất núi Hồng - sông La.
Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Rộn ràng câu hát mùa xuân

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.