Hà Tĩnh hỗ trợ người chăn nuôi lợn hơn 7,5 tỷ đồng

(Baohatinh.vn) - 274 hộ chăn nuôi lợn được hỗ trợ 7,554 tỷ đồng theo Nghị quyết số 214/2020/NQ-HĐND ngày 10/7/2020 của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19.

Hà Tĩnh hỗ trợ người chăn nuôi lợn hơn 7,5 tỷ đồng

Bà Lê Thị Nhâm (xã Lâm Trung Thủy, Đức Thọ) phun khử trùng xung quanh chuồng nuôi phòng chống dịch tả lợn châu Phi.

Năm 2014, gia đình bà Lê Thị Nhâm (thôn Trung Đông, xã Lâm Trung Thủy, Đức Thọ) bắt đầu chăn nuôi lợn quy mô lớn (trên 100 con lợn thịt/lứa). Giai đoạn 2016 – 2017, bị thiệt hại trên 300 triệu đồng do dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) và lợn rớt giá nên sau đó, gia đình ngừng nuôi một thời gian.

Bà Nhâm cho hay: “Quy mô đàn nuôi của gia đình hiện giảm mạnh so với trước, dao động từ 20 – 30 con lợn thịt/lứa. Sau nhiều thiệt hại nên vừa được tỉnh hỗ trợ 20 triệu đồng, chúng tôi đầu tư con giống tái đàn. Hiện, chuồng nuôi có 2 lợn nái và 26 lợn thịt”.

Hà Tĩnh hỗ trợ người chăn nuôi lợn hơn 7,5 tỷ đồng

Xã Lâm Trung Thủy có 16 hộ chăn nuôi lợn đủ điều kiện được hỗ trợ 320 triệu đồng theo Nghị quyết số 214/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

Bà Nhâm là một trong nhiều hộ chăn nuôi lợn của xã Lâm Trung Thủy được thụ hưởng chính sách này.

Ông Nguyễn Hữu Thọ - Chủ tịch UBND xã Lâm Trung Thủy thông tin: “Toàn xã có 16 hộ nuôi lợn đủ điều kiện được hỗ trợ 320 triệu đồng theo Nghị quyết số 214/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Sau giai đoạn khó khăn thì đây là nguồn động viên kịp thời với người chăn nuôi để đầu tư tái đàn. Trên địa bàn hiện có hàng trăm hộ chăn nuôi lợn, trong đó có trên 60 hộ nuôi quy mô 20 con trở lên với tổng đàn hiện đạt trên 1.600 con (tăng khoảng 50% so với cùng kỳ năm 2020). Địa phương sẽ tiếp tục đồng hành cùng Nhân dân để đạt tổng đàn 2.300 con như kế hoạch đặt ra trong năm 2021”.

Hà Tĩnh hỗ trợ người chăn nuôi lợn hơn 7,5 tỷ đồng

Hà Tĩnh có 23 hộ chăn nuôi lợn nái được hỗ trợ 2,82 tỷ đồng theo Nghị quyết số 214/2020/NQ-HĐND của HĐND tỉnh.

Ngoài Lâm Trung Thủy, 9 xã khác của huyện Đức Thọ cũng được thụ hưởng chính sách. Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Đức Thọ Lê Trung Dũng cho biết: “Huyện đã phê duyệt danh sách các hộ chăn nuôi lợn đủ điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ phục hồi sản xuất kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19 theo Nghị quyết số 214/2020/NQ-HĐND. Theo đó, có 43 hộ (gồm 1 hộ nuôi nái, 42 hộ nuôi lợn thịt) được hỗ trợ với tổng số tiền 940 triệu đồng. Với chức trách nhiệm vụ được giao, Phòng Tài chính – Kế hoạch đã kịp thời phối hợp để giải ngân nguồn hỗ trợ cho Nhân dân. Đến nay, 100% hộ dân đã được nhận kinh phí hỗ trợ”.

Hà Tĩnh hỗ trợ người chăn nuôi lợn hơn 7,5 tỷ đồng

Gia đình bác Nguyễn Trung Chính (xã Kỳ Sơn – huyện Kỳ Anh) được tỉnh hỗ trợ 150 triệu đồng.

Huyện Kỳ Anh là địa phương được thụ hưởng nguồn kinh phí lớn nhất tỉnh. Theo đó, có 10 hộ nuôi lợn nái được hỗ trợ 1,28 tỷ đồng và 52 hộ nuôi lợn thịt được hỗ trợ 1,04 tỷ đồng. Đây là nguồn lực để người dân hoàn thiện hạ tầng, tiếp tục tái đàn.

Ông Nguyễn Trung Chính (thôn Sơn Trung 1, xã Kỳ Sơn, huyện Kỳ Anh) vui mừng: “Gia đình tôi đầu tư nguồn lực xây dựng trang trại quy mô lớn cách xa khu dân cư. Do ảnh hưởng của DTLCP và chịu tác động của dịch bệnh Covid-19, chuồng trại phải ngừng nuôi một thời gian. Quý III năm 2020, gia đình mới tái khởi động trở lại. Rất phấn khởi là chúng tôi được tỉnh hỗ trợ 150 triệu đồng cho 32 lợn nái. Sau khi nhận số tiền này, gia đình sẽ tiếp tục đầu tư hoàn thiện chuồng kín để đảm bảo an toàn dịch bệnh".

Hà Tĩnh hỗ trợ người chăn nuôi lợn hơn 7,5 tỷ đồng

Chính sách hỗ trợ là điều kiện thuận lợi để người dân tiếp tục đầu tư tái đàn trên cơ sở thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch.

Theo Chi cục Phát triển nông thôn Hà Tĩnh, qua quá trình đi kiểm tra, thẩm định, toàn tỉnh có 274 hộ chăn nuôi lợn đủ điều kiện được hỗ trợ 7,554 tỷ đồng. Trong đó, có 23 hộ nuôi lợn nái được hỗ trợ 2,82 tỷ đồng; 251 hộ nuôi lợn thịt được hỗ trợ 4,734 tỷ đồng. Đến thời điểm này, một số địa phương đã tiến hành giải ngân nguồn kinh phí hỗ trợ tới các hộ dân. Đây là điều kiện thuận lợi để người dân hoàn thiện hạ tầng, tiếp tục đầu tư tái đàn trên cơ sở thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Đặc sản Vũ Quang "hút đơn" dịp Tết

Những ngày giáp Tết, các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP ở huyện miền núi Vũ Quang (Hà Tĩnh) tất bật chuẩn bị nguồn hàng để phục vụ mùa kinh doanh sôi động nhất năm.
Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Nhộn nhịp bến cá Cồn Gò những ngày giáp Tết

Thời tiết những ngày cuối năm không được thuận lợi nhưng bà con ngư dân Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì vươn khơi, mang về nguồn thu “ấm tay” để chuẩn bị đón Tết.
Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Những vườn hoa rực rỡ chờ xuân

Nhờ xuống giống đúng thời vụ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc phù hợp, các "thủ phủ" trồng hoa tết trên địa bàn Hà Tĩnh cho chất lượng hoa đẹp, dự kiến đem về nguồn thu nhập khá.
Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Cam giòn Thượng Lộc kỳ vọng"xuất ngoại"

Được người tiêu dùng ưa chuộng nhờ hương vị thơm ngọt đặc trưng, đặc sản cam giòn Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đang được người dân mở rộng diện tích với kỳ vọng xuất khẩu.
Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Thời tiết bất lợi, giá đào, quất năm nay có tăng?

Do ảnh hưởng của các đợt mưa lũ trong năm 2024, sản lượng đào, quất tại các tỉnh, thành phía Bắc phục vụ thị trường tết Nguyên đán Ất Tỵ giảm sút đáng kể. Điều này đã tác động để mặt bằng giá một số loại hoa, cây cảnh chơi tết ở Hà Tĩnh.