Tiếp đà thắng lợi, cơ sở, hộ chăn nuôi lợn Hà Tĩnh phấn khởi tái đàn

(Baohatinh.vn) - Thắng lợi ở những vụ nuôi năm 2020 khi đàn lợn không bị dịch bệnh và giá bán tương đối cao nên từ sau tết Nguyên đán Tân Sửu, nông dân Hà Tĩnh đã phấn khởi tái đàn.

25 tháng Chạp năm Canh Tý, gia đình chị Bùi Thị Dương (thôn Sơn Phú, xã Thượng Lộc, Can Lộc) xuất bán 20 con lợn thịt. Với mức giá tương đối cao (78.000 đồng/kg), gia đình chị Dương thu về trên 170 triệu đồng. Với nhà nông, đó là nguồn thu giá trị sau nhiều ngày chăm bẵm vật nuôi.

Tiếp đà thắng lợi, cơ sở, hộ chăn nuôi lợn Hà Tĩnh phấn khởi tái đàn

Mồng 6 tết Tân Sửu, gia đình chị Bùi Thị Dương nuôi 22 con lợn thịt.

Tiếp đà thắng lợi năm 2020, ngay từ mồng 6 tết Tân Sửu, chị Dương quyết định tái đàn với 22 con lợn trên 1 tháng tuổi.

Chị Dương cho hay: “Để chủ động con giống và giảm chi phí chăn nuôi, gia đình đã chi hàng chục triệu đồng mua lợn nái sinh sản. Lứa nuôi này nhờ tiết kiệm được một khoản từ con giống nên nhà tôi đầu tư thêm thức ăn và thuốc phòng dịch cho lợn”.

Từ sau tết Nguyên đán, nhiều hộ chăn nuôi lợn ở xã Thượng Lộc đã phấn khởi tái đàn. Ngoài bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng cho vật nuôi thì nông dân chú trọng tiêm phòng dịch bệnh, “kiêng” các yếu tố có thể tác động xấu tới sự phát triển của đàn lợn.

Tiếp đà thắng lợi, cơ sở, hộ chăn nuôi lợn Hà Tĩnh phấn khởi tái đàn

Ngay từ những ngày đầu năm mới, nhiều hộ nuôi lợn ở xã Thượng Lộc (Can Lộc) đã đồng loạt tái đàn.

Ông Nguyễn Xuân Diệu - Chủ tịch UBND xã Thượng Lộc thông tin: “2020 là một năm thắng lợi với người chăn nuôi lợn trên địa bàn khi vật nuôi không dịch bệnh và giá bán tương đối cao, đảm bảo có lãi. Với niềm vui đó, ngay từ những ngày đầu năm mới, nhiều hộ dân đã đồng loạt tái đàn.

Địa phương hiện có khoảng 700 hộ chăn nuôi lợn với tổng đàn khoảng 4.600 con (tăng 15% so với cùng kỳ năm 2020). Hiện nay, dịch tả lợn Châu Phi ở một số địa phương vẫn chưa được khống chế triệt để, do vậy, chính quyền cũng khuyến cáo bà con cần tái đàn trong khuôn khổ cho phép, trên cơ sở đảm bảo các yếu tố phòng dịch để hạn chế rủi ro. Năm 2021, xã phấn đấu tổng đàn lợn đạt khoảng 4.700 con. Địa phương sẽ cử cán bộ chuyên môn thường xuyên bám sát cơ sở, hỗ trợ bà con trong quá trình nuôi”.

Sau tết Nguyên đán Tân Sửu, không chỉ quy mô nông hộ mà các tổ hợp tác, hợp tác xã (HTX) chăn nuôi lợn trên địa bàn cũng đã bắt tay vào vụ sản xuất mới với nhiều kỳ vọng.

Tiếp đà thắng lợi, cơ sở, hộ chăn nuôi lợn Hà Tĩnh phấn khởi tái đàn

Không chỉ các trại nái, hiện nay, nhiều hộ dân đã có xu hướng nuôi nái để chủ động con giống.

Ông Trương Xuân Bính – Giám đốc HTX Minh Lộc (xã Cẩm Minh – Cẩm Xuyên) cho hay: “HTX vừa thả nuôi trên 200 con lợn thịt 24 ngày tuổi. Tới đây, chúng tôi tiếp tục tăng đàn với kế hoạch năm 2021 nuôi trên 4.000 con lợn thương phẩm.

Ngoài chăn nuôi lợn thịt, với hơn 300 con lợn nái, HTX còn cung ứng số lợn lượng giống khá lớn cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Theo đó, ngày 12 tháng Giêng, HTX sẽ xuất trên 300 con lợn giống cho người dân và tổ hợp tác trên địa bàn”.

Tiếp đà thắng lợi, cơ sở, hộ chăn nuôi lợn Hà Tĩnh phấn khởi tái đàn

HTX Minh Lộc (xã Cẩm Minh – Cẩm Xuyên) vừa thả nuôi trên 200 con lợn thịt thương phẩm.

Cũng theo ông Bính, để hạn chế rủi ro, đảm bảo có lãi thì chăn nuôi khép kín theo hướng an toàn sinh học là phương châm của HTX. Đơn vị đã chi hàng tỷ đồng mua hóa chất xử lý môi trường, quản lý chặt nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi, tiêm phòng vắc xin 100% đàn vật nuôi và đảm bảo “nội bất xuất, ngoại bất nhập” trong chăn nuôi.

Tiếp đà thắng lợi, cơ sở, hộ chăn nuôi lợn Hà Tĩnh phấn khởi tái đàn

Công nhân HTX Thắng Lợi (xã Xuân Thành - Nghi Xuân) chăm sóc đàn lợn.

Thời điểm này, công nhân HTX Thắng Lợi (xã Xuân Thành – Nghi Xuân) đang bận rộn với việc chăm sóc trại nái và trên 300 con lợn thương phẩm mới thả nuôi.

Bà Nguyễn Thị Nghĩa – Giám đốc HTX Thắng Lợi chia sẻ: “Tuân thủ quy trình chăm sóc khoa học, các biện pháp phòng dịch được đặt lên hàng đầu nên trang trại chúng tôi đã an toàn trước nhiều dịch bệnh. Hiện nay, giá lợn hơi vẫn tương đối cao, chúng tôi đang kỳ vọng vào vụ sản xuất thắng lợi”.

Theo ghi nhận, niềm vui của người nông dân hiện nay là con giống đã rẻ hơn, tầm 2,8 triệu đồng/con trong khi trước đây có thời điểm lên tới 3,5 triệu đồng/con.

Tiếp đà thắng lợi, cơ sở, hộ chăn nuôi lợn Hà Tĩnh phấn khởi tái đàn

Các cơ sở chăn nuôi cần tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng dịch.

Tuy nhiên, trước tình hình dịch tả lợn châu Phi chưa được khống chế triệt để, ông Nguyễn Khắc Khánh - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và thú y Hà Tĩnh khuyến cáo: “Hiện xã Cẩm Lạc (Cẩm Xuyên) và Xuân Liên (Nghi Xuân) có dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày nên người nuôi cần thận trọng.

Với những trang trại quy mô, đủ điều kiện phòng dịch thì yên tâm tái đàn. Riêng chăn nuôi nông hộ, ở những vùng đủ điều kiện, người dân cần có kế hoạch trong đầu tư phòng bệnh và tuân thủ các biện pháp chăm sóc khoa học để vật nuôi không “dính” bệnh, đảm bảo chăn nuôi có lãi. Riêng những vùng dịch, phải qua 21 ngày hết dịch, hộ nuôi mới tài đàn từ từ trên cơ sở đảm bảo vệ sinh môi trường và chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Tuyệt đối không chủ quan trước ảnh hưởng của bão số 6

Tuyệt đối không chủ quan trước ảnh hưởng của bão số 6

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, bão số 6 (bão Tramy) sau khi đổ bộ vào bờ, thay vì suy yếu, sẽ quay trở lại ra biển nên các địa phương, đơn vị cần cảnh báo người dân, nhất là ngư dân, tuyệt đối không được chủ quan.
Nông dân Hà Tĩnh xuống giống hoa cúc vụ tết

Nông dân Hà Tĩnh xuống giống hoa cúc vụ tết

Để giúp hoa sinh trưởng tốt, đảm bảo khung thời vụ, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ dịp tết, nhiều hộ dân trồng hoa cúc trên địa bàn Hà Tĩnh đang tập trung xuống giống.
Dư nợ nông nghiệp, nông thôn tăng trên 20%

Dư nợ nông nghiệp, nông thôn tăng trên 20%

Nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tăng giai đoạn cuối năm đã đẩy dư nợ lĩnh vực này của các tổ chức tín dụng ở Hà Tĩnh tăng trưởng mạnh.
Mướt mắt trên những vườn cam chín sớm

Mướt mắt trên những vườn cam chín sớm

Dù năng suất cam năm nay đạt thấp hơn mọi năm nhưng bù lại được giá nên các nhà vườn ở huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) vẫn phấn khởi, bà con đang nhanh tay thu hoạch những quả chín sớm.