Sản xuất nông nghiệp, động lực để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá sau đại dịch

(Baohatinh.vn) - Dịch bệnh Covid-19 đang lắng xuống, cũng là thời điểm các lĩnh vực sản xuất chủ lực của ngành nông nghiệp bước vào vụ thu hoạch. Sản xuất nông nghiệp đang được kỳ vọng sẽ là động lực để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá sau đại dịch.

Sản xuất nông nghiệp, động lực để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá sau đại dịch

Cứ vài ngày, bà Liên lại thu tỉa ớt cay một lần, đủ “chạy chợ” trang trải trong mùa dịch Covid-19

Rau, lúa được mùa vui…

Bà Nguyễn Thị Liên, thôn Thượng Phú, xã Tượng Sơn (thành viên HTX Hoàng Hà, Thạch Hà) cứ đều đặn vài ngày một lần lại xuống đồng thu hoạch ớt cay một lần. Năm nay ớt chín sớm, dù dịch bệnh Covid-19 gây không ít trở ngại cho bà con, nhưng thành quả đã phần nào trở thành động lực cho người nông dân.

Bà Liên cho biết: “Vì dịch bệnh, HTX chưa thu mua ớt nên tôi thu tỉa dần. Mỗi lượt hái khoảng 30-40 kg, giá bán dao động từ 10- 15 nghìn đồng/kg tùy loại, chủ yếu bán lẻ ở các chợ đầu mối. Ngoài ớt còn có bí xanh, các loại rau ăn lá, mướp, cà dừa… đủ chuyến chợ để xoay xở cuộc sống mùa dịch”.

Sản xuất nông nghiệp, động lực để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá sau đại dịch

Bí xanh là sản phẩm chủ lực đưa lại thu nhập cao cho bà con trồng rau ở xã Tượng Sơn

Còn bà Nguyễn Thị Hòa (cùng thôn) thì mấy hôm trước cũng vừa xuất bán 1,3 tạ ớt cay, nay nghe tin chuẩn bị có xe hàng của HTX Hoàng Hà về thu mua bí xanh khiến lòng vui khấp khởi. “10 thước đất này tôi thu hơn 1,5 tấn bí xanh. Xuất bán hết số này tôi sẽ tiếp tục làm mướp ngọt, mướp đắng để quay vòng đất sản xuất, tăng thu nhập” - bà Hòa chia sẻ.

Được biết, thời gian tới, toàn HTX Hoàng Hà sẽ xuất bán khoảng 300 tấn bí, 30 tấn ớt cay ra thị trường ngoại tỉnh thông qua các hợp đồng kinh tế.

Sản xuất nông nghiệp, động lực để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá sau đại dịch

Cánh đồng lúa xuân Đức Thọ rền vang tiếng máy gặt đập liên hợp

Thời điểm này, huyện lúa Đức Thọ rền vang tiếng máy gặt đập liên hợp. “Về đích” đầu tiên vụ lúa xuân 2020, Đức Thọ còn “ghi điểm” bởi năng suất đạt 62 tạ/ha.

Ông Đặng Giang Trung - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Là huyện trọng điểm nông nghiệp của tỉnh, việc đảm bảo ổn định sản xuất trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hết sức quan trọng. Điều này góp phần ổn định kinh tế của địa phương, cũng như cùng với toàn tỉnh bù đắp những thiệt hại do dịch bệnh gây ra”.

Chăn nuôi “hồi sức”…

Sản xuất nông nghiệp, động lực để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá sau đại dịch

Giữ được đàn nái qua “bão” dịch tả lợn châu Phi, chăn nuôi lợn Hà Tĩnh sẵn sàng cho thời kỳ mới

Vượt qua thời điểm khó khăn sau “bão” dịch tả lợn châu Phi, trang trại chăn nuôi lợn nái của ông Nguyễn Tiến Sơn, xã Cẩm Sơn (Cẩm Xuyên) đang tái sản xuất một cách bền vững hơn. Trang trại đã tiến hành loại thải nái theo tỷ lệ quy định, đáp ứng cơ cấu đàn phù hợp theo lứa đẻ, đồng thời, nâng chất lượng đàn nái. “Trang trại còn khoảng 500 con nái, đảm bảo tỷ lệ theo cơ cấu đàn và chất lượng nguồn giống. Hiện nay, thị trường giống lợn “ấm” lên do nhu cầu tái đàn trở lại, trang trại đã bán ra 3.000 con lợn giống” - ông Sơn cho biết.

Không chỉ chủ động nguồn cung giống tại địa phương, trang trại này cũng đang chuẩn bị những dự án kinh doanh mới, “đón đầu” thị trường.

Theo thống kê, hết quý I/2020, tổng đàn lợn của Hà Tĩnh đạt gần 360.000 con, đạt 88% so với cùng kỳ năm 2019; sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt hơn 91%. Chăn nuôi lợn đảm đương tốt vai trò cân đối cung - cầu nội tỉnh.

Sản xuất nông nghiệp, động lực để kinh tế Hà Tĩnh bứt phá sau đại dịch

Khai thác thủy sản đạt cao nhất trong các lĩnh vực, tăng gần 16% so với cùng kỳ quý I/2019. Ảnh: Thành Chung

Những diễn biến mới của ngành chăn nuôi và thị trường nông sản cũng đẩy chăn nuôi gà lên ưu thế mới. Tổng đàn gà toàn tỉnh tăng 1,7% so với cùng kỳ, đạt 36.100 con. Trong khi đó, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản với tổng lượng đạt gần 10.000 tấn, tăng 11,2% so với cùng kỳ, góp phần vào những tín hiệu tốt đẹp cho thị trường nông nghiệp hậu đại dịch Covid-19.

“Phi nông bất ổn”, nông nghiệp vừa là ngành kinh tế nền tảng, vừa sẽ là động lực giúp kinh tế Hà Tĩnh tạo đà bứt phá sau đại dịch.

Tin liên quan:

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.