Hà Tĩnh hoàn tất công tác xử lý môi trường ở các xã ngập lụt

(Baohatinh.vn) - Đến nay, công tác vệ sinh môi trường cho các hộ gia đình, công trình công cộng bị ngập lũ tại tất cả các xã vùng lũ ở Hà Tĩnh đã được hoàn thành. Toàn tỉnh chưa để các dịch bệnh xảy ra sau mưa lũ.

Với sự vào cuộc của ngành y tế, các lực lượng vũ trang, đoàn thể chính trị xã hội, đến cuối ngày 28/10, huyện Cẩm Xuyên đã hoàn tất công tác xử lý vệ sinh môi trường tại các xã bị ngập lũ.

Hà Tĩnh hoàn tất công tác xử lý môi trường ở các xã ngập lụt

100% giếng nước bị ngập đã được xử lý, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt cho người dân.

Theo đó, 20.655 hộ gia đình, 16.515 giếng nước, 19.851 công trình vệ sinh, 50 trường học, 13 trạm y tế bị ngập lũ trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên đã được xử lý vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng.

Theo báo cáo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC Hà Tĩnh), đến nay, 100% xã, phường, thị trấn trên toàn tỉnh đã thực hiện xong công tác vệ sinh môi trường sau lũ. Toàn tỉnh có 64.138 hộ gia đình, 37.312 giếng nước, 51.376 công trình vệ sinh, 40 trạm y tế, 153 trường học đã được vệ sinh môi trường sau lũ.

Hà Tĩnh hoàn tất công tác xử lý môi trường ở các xã ngập lụt

Các trạm y tế, trường học đã được vệ sinh, khử khuẩn ngay khi lũ rút (Trong ảnh: Trạm Y tế Thạch Tân, huyện Thạch Hà).

Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, đến nay, toàn tỉnh chưa để các dịch bệnh bùng phát sau lũ; các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn tỉnh đã thực hiện việc tiếp nhận, thăm khám, điều trị bình thường cho người dân.

Hà Tĩnh hoàn tất công tác xử lý môi trường ở các xã ngập lụt

Đến nay, Hà Tĩnh đang thực hiện tốt việc ngăn chặn dịch bệnh bùng phát sau lũ (Trong ảnh: Bệnh viện Mắt Hà Tĩnh tổ chức khám, cấp phát thuốc miễn phí cho người dân xã Cẩm Quan ngay sau khi nước lũ rút).

Hiện nay, Sở Y tế Hà Tĩnh đang tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ sau bão số 9 để có các biện pháp ứng phó, nhất là kịp thời hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe cho người dân ở các vùng ngập lụt; chuẩn bị điều kiện về vật tư, hóa chất để tiếp tục thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh.

Chủ đề Mưa lũ ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.
Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng ở Hà Tĩnh lựa chọn sinh con ở độ tuổi sau 35. Điều này có thể kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe cho cả mẹ và con cũng như giảm chất lượng dân số.