Hà Tĩnh thành lập Ban quản lý Rừng phòng hộ Hương Khê

(Baohatinh.vn) - Ban quản lý Rừng phòng hộ Hương Khê vừa được UBND tỉnh Hà Tĩnh thành lập trên cơ sở tổ chức lại hai đơn vị: Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Tiêm và Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Ngàn Sâu.

Hà Tĩnh thành lập Ban quản lý Rừng phòng hộ Hương Khê

Các lực lượng liên ngành tuần tra bảo vệ rừng

Ban quản lý rừng phòng hộ Hương Khê là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở NN&PTNT có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo quy định của pháp luật; có trụ sở làm việc tại thị trấn Hương Khê, huyện Hương Khê.

Ban gồm 1 trưởng ban và 2 phó ban với 2 phòng chuyên môn - nghiệp vụ (hành chính - tổng họp và kế hoạch - kỹ thuật) cùng 9 tổ chức trực thuộc gồm: Trạm Quản lý bảo vệ rừng Khe Dâu, Trạm Quản lý bảo vệ rừng km24, Trạm Quản lý bảo vệ rừng Khe Táy, Trạm Quản lý bảo vệ rừng Rào Rồng, Trạm Quản lý bảo vệ rừng Hương Liên, Trạm Quản lý bảo vệ rừng Rào Tre, Trạm Quản lý bảo vệ rừng Cây Trồ, Trạm Quản lý bảo vệ rừng Hương Vĩnh, Trạm Quản lý bảo vệ rừng Kền Kền.

Số người làm việc của Ban thực hiện theo đề án vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt và nằm trong tổng biên chế, số lượng người làm việc của Sở NN&PTNT được UBND tỉnh giao, phê duyệt hàng năm.

Trong thời gian tổ chức thưc hiện bàn giao, tiếp nhận, các đơn vị thuộc diện tổ chức lại tiếp tục hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cơ chế tài chính đã được giao.

Trong giai đoạn tổ chức lại, Ban có thể có nhiều hơn 2 phó trưởng ban, song phải đảm bảo thực hiện đúng quy định tại Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XII (khi có cấp phó nghỉ hưu hoặc điều chuyển công tác thì không được bổ sung, đồng thời phải có giải pháp điều chuyển, sắp xếp lại số lượng cấp phó trong thời hạn tối đa 3 năm kể từ ngày tổ chức lại; trường hợp điều chuyển giữ chức vụ thấp hơn thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ đến hết thời hạn bổ nhiệm).

Về số người làm việc của Ban, trước mắt, để đàm bảo ổn định tổ chức, UBND tỉnh tạm giao biên chế bằng tổng số biên chế của Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Ngàn Sâu và Ban quản lý rừng phòng hộ Sông Tiêm theo Nghị quyết số 80/NQ-HĐND ngày 13/12/2017 của HĐND tỉnh và Quyết định số 57/QĐ-UBND ngày 8/1/2018 của UBND tỉnh.

Tại thời điểm tổ chức lại, thực hiện chuyển nguyên trạng số biên chế hiện có của 2 đơn vị được tổ chức lại cho Ban; số lao động hợp đồng tại 2 đơn vị cũ giao Sở NN&PTNT hướng dẫn Ban rà soát, bố trí phù họp với yêu cầu thực tiễn công việc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, đảm bảo đúng quy định hiện hành.

Các trường hợp đang là công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý các đơn vị được tổ chức lại, sau khi sắp xếp tổ chức thôi giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc được bổ nhiệm vào chức vụ mới có phụ cấp chức vụ lãnh đạo thấp hơn so với phụ cấp chức vụ lãnh đạo cũ được bảo lưu phụ cấp chức vụ cũ theo quy định hiện hành...

Đọc thêm

Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Giữ màu xanh cho những cánh rừng

Ban Quản lý (BQL) Rừng phòng hộ Nam Hà Tĩnh luôn kiên trì thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình để bảo vệ cho những cánh rừng luôn xanh tươi, an toàn.
Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Triển vọng chăn nuôi hươu sao ở Cẩm Xuyên

Chăn nuôi hươu sao đang mở ra nhiều triển vọng phát triển kinh tế cho người dân huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) khi nhiều địa phương nhân rộng mô hình theo tổ hợp tác, hợp tác xã...
Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Rộn ràng mùa dưa ở Việt Tiến

Những ngày này, nông dân xã Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang vào mùa thu hoạch dưa các loại. Không khí thu hoạch trên các cánh đồng dưa luôn rộn ràng, tấp nập báo hiệu mùa bội thu.
Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Nhanh tay "hồi sức" lúa bị đổ ngã do mưa gió

Tập trung khơi thông dòng chảy, tiêu thoát nước khỏi ruộng, buộc những diện tích bị đổ ngã… là những giải pháp mà nông dân Hà Tĩnh đang nỗ lực triển khai, với hy vọng giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về năng suất cuối vụ.
Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Chè vằng Cẩm Mỹ hướng tới sản phẩm OCOP

Nhiều hộ dân ở xã Cẩm Mỹ (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã mở rộng diện tích, đầu tư công nghệ để tạo ra sản phẩm hàng hóa, đưa lại nguồn thu nhập bền vững từ cây chè vằng. Địa phương tiến tới xây dựng sản phẩm OCOP chè vằng.
Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Phủ xanh những vùng đất hoang hóa, bạc màu

Người dân một số địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung cải tạo những vùng đất ven biển bị hoang mạc hóa do biến đổi khí hậu, lựa chọn cây trồng phù hợp đưa vào sản xuất. Từ đó không chỉ giúp người dân nâng cao thu nhập mà còn góp phần phủ xanh đất đai hoang hóa, cải tạo môi trường.
Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh quyết tâm sớm hoàn thành mục tiêu tỉnh nông thôn mới

Hà Tĩnh đang bước vào giai đoạn cao điểm cho mục tiêu tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM). Những tuyến đường mở rộng, những khu dân cư kiểu mẫu hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của người dân không ngừng nâng cao…
Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Duy trì nhịp điệu xây dựng nông thôn mới

Sự đồng lòng của người dân Hà Tĩnh trong triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới không chỉ góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng các tiêu chí mà còn thắt chặt thêm tình làng nghĩa xóm.