(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh là 1 trong 6 tỉnh thuộc đề án giảm phát thải và chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ của Quỹ đối tác các-bon trong lâm nghiệp. Dự kiến đến năm 2025, kết quả dự án sẽ bán khoảng 10,3 triệu tấn các-bon, tương đương 51,5 triệu USD.
Dự hội thảo có khoảng 50 đại biểu là cán bộ liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp các cấp ở Hà Tĩnh.
Sáng nay (26/11), Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT Hà Tĩnh phối hợp khai mạc hội thảo tham vấn hoàn thiện các tài liệu đề án giảm phát thải và chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung bộ. Tham dự hội thảo có khoảng 50 đại biểu là cán bộ liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp các cấp.
Hiện, Bộ NN&PTNT đang hoàn chỉnh Đề án giảm phát thải và chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ để trình Chính phủ phê duyệt. Đề án này trước đó đã được Hội nghị Quỹ đối tác các-bon lần thứ 17 tổ chức tại Paris (Pháp) năm 2018 thông qua tại Nghị quyết CFM/17/2018/2.
Đây là đề án nhằm tìm ra những nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp của việc mất rừng, suy thoái rừng, tăng cường nâng cao chất lượng rừng và công tác quản lý rừng bền vững.
Ông Nguyễn Xuân Hoan - Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình NN&PTNT Hà Tĩnh: Dự án nhằm mục tiêu cải thiện sinh kế cho cộng đồng dân cư sống gần khu vực rừng.
Tại hội thảo, các đại biểu đã được Ban Quản lý Dự án Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ ở Việt Nam, giai đoạn 2 (FCPF-2) tỉnh Hà Tĩnh giới thiệu về nội dung tổng quan của đề án.
Ngoài ra, hội thảo cũng được nghe báo cáo đánh giá đảm bảo an toàn môi trường. Trong đó có nhiều nội dung quan trọng như: Chính sách an toàn môi trường của Ngân hàng Thế giới (WB); chính sách đánh giá tác động môi trường của WB và Việt Nam; đánh giá tác động môi trường và biện pháp giảm thiểu trong đề án giảm phát thải; giám sát và thu thập thông tin về đảm bảo an toàn môi trường.
Đại diện Ban Quản lý Dự án FCPF-2 Hà Tĩnh giới thiệu về nội dung tổng quan của đề án.
Trong chương trình hội thảo, các đại biểu tham dự tham gia ý kiến để làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến trách nhiệm triển khai những nội dung bảo đảm an toàn môi trường xã hội của đề án; khung chính sách tái định cư và khung kế hoạch dân tộc thiểu số… Qua đó góp phần hoàn thiện tài liệu liên quan đến đề án.
Đề án giảm phát thải và chuyển quyền giảm phát thải vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 2018-2025 được thực hiện tại 6 tỉnh thuộc vùng duyên hải phía Bắc Việt Nam - Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa, với tổng diện tích 5,1 triệu ha (chiếm khoảng 16% diện tích tự nhiên của Việt Nam) và dân số khoảng 10,5 triệu người (chiếm 12% tổng dân số Việt Nam).
Mục tiêu của dự án là giảm phát thải khoảng 25 triệu tấn CO2 thông qua kiểm soát mất rừng và suy thoái rừng, tăng cường trữ lượng các-bon rừng. Trong đó, Quỹ các-bon Lâm nghiệp đặt mua 10,3 triệu tấn, trị giá 51,5 triệu USD, số lượng các-bon còn lại sẽ được bán ra thị trường.
Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đề xuất công nhận 39 sản phẩm đạt sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2025.
Hành vi vứt lợn chết ra môi trường là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) lan rộng ra 8/12 địa phương trên toàn tỉnh như hiện nay.
Trên vùng đất cát có khí hậu khắc nghiệt ven biển Hà Tĩnh, Công ty TNHH Trí Đức Hà Tĩnh đã trồng thành công mô hình hoa lan hồ điệp quy mô lớn nhờ đầu tư và ứng dụng công nghệ hiện đại.
Trước tình hình nắng nóng kéo dài, người trồng mai ở Kỳ Nam (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) khoan thêm giếng để lấy nước tưới, tấp rơm vào gốc, bón thêm phân vi sinh... để chống hạn cho cây.
Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Tĩnh đề nghị các địa phương phân công cán bộ thực hiện tốt công tác điều tra phát hiện, căn cứ vào điều kiện cụ thể để xác định diện tích cần phòng trừ, kỹ thuật phòng trừ.
Thời tiết nắng nóng kết hợp với độ ẩm không khí thấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại sâu bệnh xuất hiện, gây hại trên lúa hè thu đầu vụ tại Hà Tĩnh.
Bà con nông dân TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang tranh thủ điều tiết nước vào chân ruộng, tập trung chăm sóc, tỉa dặm để lúa hè thu phát triển tốt, kịp thời vụ.
Là một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng khu dân cư NTM kiểu mẫu, sau những thành công bước đầu, những năm gần đây, phong trào làm vườn mẫu nhiều nơi ở Hà Tĩnh đang có sự chững lại.
Những mô hình được đầu tư bài bản và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nên đã tạo ra những sản phẩm an toàn cho người tiêu dùng và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Cùng chia sẻ kỹ thuật chăn nuôi, hỗ trợ con giống, nhiều hộ dân tại xã Đức Lạng (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã có thêm nguồn thu nhập cao nhờ phát triển mô hình nuôi chồn hương.
Nội dung giám sát công tác thu thập thông tin tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trên địa bàn Hà Tĩnh gồm giám sát công tác tập huấn nghiệp vụ và công tác thu thập thông tin phiếu điều tra.
Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh đã nỗ lực đầu tư nâng cấp hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá để “tiếp sức” cho ngư dân nâng cao hiệu quả đánh bắt, đảm bảo an toàn.
Việc sử dụng máy bay không người lái (drone) trong nông nghiệp tại Hà Tĩnh ngày càng phổ biến, góp phần thúc đẩy quá trình cơ giới hóa và tự động hóa sản xuất cho bà con nông dân.
Những ngày gần đây, ốc bươu vàng sinh sôi nhanh, tấn công nhiều diện tích lúa hè thu ở Hà Tĩnh. Bà con nông dân đang tìm đủ mọi cách để diệt ốc, đảm bảo sự sinh trưởng của cây lúa.
Tận dụng tiềm năng ao hồ, mặt nước dồi dào, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tập trung chỉ đạo các địa phương mở rộng diện tích, đầu tư nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo hướng thâm canh, đa dạng hoá đối tượng nuôi.
Nhiều tháng nay, ngư dân ở xã Xuân Hội (Nghi Xuân - Hà Tĩnh) không mặn mà vươn khơi, bám biển vì sản lượng đánh bắt đạt thấp, không đủ chi phí, thậm chí thua lỗ.
Các địa phương của Hà Tĩnh đang đốc thúc tiến độ gieo cấy, hoàn thành kế hoạch sản xuất, trong đó ưu tiên sử dụng tối đa các giống ngắn ngày để đảm bảo lúa hè thu sinh trưởng trong khung thời gian an toàn, né tránh thiên tai.
Sau quá trình nghiên cứu tìm tòi, anh Nguyễn Tiến Dũng (Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) đã sản xuất thành công viên nang nhung hươu thảo mộc đầu tiên ở Hương Sơn, đạt OCOP 3 sao.
Thủ tướng Chính phủ ban hành 2 quyết định công nhận huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đạt chuẩn NTM nâng cao và TX Hồng Lĩnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2024.
Những ngày này, nông dân nhiều địa phương ở Hà Tĩnh tất bật ra đồng khôi phục diện tích lúa hè thu bị ngập úng, hư hỏng do mưa lớn, đồng thời đẩy nhanh tiến độ gieo cấy số diện tích còn lại.
Trước yêu cầu ngày càng khắt khe về truy xuất nguồn gốc và khiểm soát chất lượng, mã số vùng trồng giúp nông sản Hà Tĩnh khẳng định thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh thị trường.
Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) từ tháng 10/2024 đến nay và đang diễn biến phức tạp do tâm lý chủ quan, lơ là trong công tác phòng dịch.
Để tằm sinh trưởng, phát triển đạt hiệu quả tốt nhất, một số hộ dân ở Hà Tĩnh đã mạnh dạn lắp điều hòa trong phòng nhằm duy trì nền nhiệt. Các mô hình mang lại hiệu quả, cho thu nhập khá.
Với tinh thần khẩn trương và quyết tâm cao, đến nay, Hà Tĩnh đã hoàn thành thu thập thông tin, lập bảng kê gần 359.000 hộ phục vụ Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025.