(Baohatinh.vn) - Từ hôm nay 20/6 đến ngày 23/6, nắng nóng tiếp tục xuất hiện trên toàn miền Trung. Tại Hà Tĩnh, nắng nóng bắt đầu gay gắt, đặc biệt huyện miền núi Hương Khêcó nơi 38 độ C.
Nắng nóng tiếp tục diễn ra đến ngày 26/6. Ảnh: Đình Nhất
Do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây phát triển và mở rộng về phía Đông Nam nên ngày hôm qua (19/6) nắng nóng đã xảy ra trên diện rộng ở phía đông Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ. Một số nơi nhiệt cao nhất trong ngày phổ biến 35-37 độ C, có nơi trên 37 độ C như: Phù Yên (Sơn La) và Hòa Bình 36.3 độ C, Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc) 37.4 độ, Hoài Đức (Hà Nội) 37.2 độ C, Thanh Hóa 37.1 độ C, Tây Hiếu (Nghệ An) 37.3 độ C, Đô Lương (Nghệ An) 37.9 độ C, Hương Khê (Hà Tĩnh) 38 độ C…
Hiện nay, vùng áp thấp nóng phía Tây tiếp tục mở rộng về phía Đông Nam.
Dự báo, do ảnh hưởng của rìa Đông Nam vùng áp thấp nóng phía Tây với đới gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn nên từ ngày hôm nay đến ngày 23/6, nắng nóng tiếp tục xuất hiện trên diện rộng ở Bắc Bộ và Trung Bộ. Trong đợt nắng nóng này, nhiệt độ cao nhất ở khu vực trung du và đồng bằng Bắc Bộ phổ biến khoảng 35-38 độ C, có nơi trên 38 độ C. Ở Trung Bộ nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-39 độ C, có nơi trên 39 độ C. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ C từ 11-16h.
Khu vực Hà Nội, từ ngày hôm nay đến ngày 23/6: Ngày nắng nóng với nhiệt độ cao nhất trong cả đợt phổ biến 35-38 độ C, thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 11-16h. Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng: cấp 1.
Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế mây thay đổi, ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió Tây Nam cấp 2-3. Độ ẩm từ 55-95%. Nhiệt độ thấp nhất 26-29 độ C, cao nhất 35-38 độ C.
Ngày 15/9, thông tin từ Ban vận động Cứu trợ Trung ương cho biết, với tinh thần hỗ trợ cao nhất nhanh nhất, kịp thời nhất và đến tận tay người dân, ngay sau khi tiếp nhận được các nguồn kinh phí ủng hộ, trong 2 ngày 12/9 và ngày 13/9, Ban Vận động Cứu trợ Trung ương - UBTƯ MTTQ Việt Nam đã ban hành các Quyết định phân bổ lần 1 chuyển về Ban Vận động Cứu trợ 20 tỉnh bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Xác định giảm nghèo bền vững là một trong những giải pháp đảm bảo an ninh vùng biên, xã Sơn Kim 2 (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã triển khai nhiều giải pháp, từng bước cải thiện đời sống của Nhân dân.
Tính đến 8h ngày 14/9, bão số 3 và mưa lũ đã làm 345 người chết và mất tích; 168.253 nhà bị hư hỏng và 73.248 nhà bị ngập; 183.394ha lúa bị ngập úng, thiệt hại.
Gần 600 cán bộ, đoàn viên thanh niên, công nhân viên chức, người lao động ở thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã tham gia ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 2 năm 2024.
Thông qua lớp tập huấn, các học viên được bồi dưỡng kỹ năng giao tiếp, phục vụ khách hàng; hướng dẫn xây dựng mô hình du lịch cộng đồng ở trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh).
Hội Chữ thập đỏ Hà Tĩnh kêu gọi cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang tích cực hiến máu tình nguyện, sẵn sàng hiến máu trong tình huống khẩn cấp.
Trung thu năm nay, trẻ em Hà Tĩnh không tổ chức vui hội, thay vào đó là những món quà sẻ chia, những tình cảm ấm áp, lời nguyện cầu bình an gửi trao đến các bạn nhỏ vùng lũ.
Các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh và nhà hảo tâm đã đóng góp số tiền 305 triệu đồng ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
Chiến dịch Mùa hè Xanh 2024 của hơn 30 trường đại học và đơn vị trên cả nước với sự đồng hành của Quỹ Vì tương lai xanh – Tập đoàn Vingroup đã thu được những kết quả ấn tượng.
Tận tay nhận những món quà cứu trợ, nhiều người dân vùng lũ huyện Lục Yên (tỉnh Yên Bái) đã không giấu nổi xúc động trước những tình cảm, sự sẻ chia của Nhân dân Hà Tĩnh, Nghệ An và đồng bào cả nước.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) có 22 học sinh đậu đại học đạt 27 điểm trở lên và 27 học sinh hoàn cảnh khó khăn đậu đại học 24 điểm trở lên.
Thấy trời mưa không ngớt, linh cảm mách bảo quả đồi lớn sau khu dân cư có thể đổ ập xuống bất cứ lúc nào, anh Chứ đã cử người đi nắm tình hình và quyết định di tản 115 người dân lên núi lánh nạn.
6 năm kể từ ngày thành lập thị trấn, đến nay cuộc sống sinh hoạt của hơn 6.000 người dân ở Đồng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) vẫn gặp nhiều khó khăn bởi "khát" nước sạch.
Hàng năm, vào tháng 10 âm lịch, người quê tôi ai còn trụ lại sẽ làm “giỗ lụt năm Thìn”. Ngoại nói, trận lũ năm 1964 là kinh hoàng nhất. Ngoại mất một người em gái, là bà dì Chín của tôi.
Các cơ sở y tế ở Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang nỗ lực nâng cao chất lượng khám chữa bệnh để vừa chăm sóc tốt sức khỏe cho Nhân dân vừa "nâng chất" các tiêu chí y tế trong xây dựng NTM.
Trong 5 năm, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) có gần 700 hộ nghèo, cận nghèo và hộ chính sách có nhà mới; 11 nhà văn hóa cộng đồng - ngôi nhà trí tuệ được xây dựng.
Lớp tập huấn nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cấp cơ sở ở Nghi Xuân ( Hà Tĩnh) phục vụ tốt công tác thông tin, tuyên truyền Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.
Ngay sau ngày đầu tiên kêu gọi ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả thiên tai, tài khoản Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh đã tiếp nhận hơn 1,7 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân, đơn vị, địa phương.
Để kịp thời cứu trợ người dân các tỉnh phía Bắc đang chịu ảnh hưởng bởi thiên tai, Báo Hà Tĩnh gợi ý những nhu yếu phẩm cứu trợ cấp bách và phù hợp với nhu cầu của bà con vùng lũ.
Trong cơn mưa tầm tã, từng thi thể người dân thôn Làng Nủ lần lượt được đưa về. Nơi ấy, tiếng khóc vang lên khắp nơi khi người ở lại phải đau đớn đón nhận tin dữ sau thảm họa lũ quét kinh hoàng.
Các doanh nghiệp ở Hà Tĩnh cần tiếp tục quan tâm đời sống của người lao động, an toàn lao động trong quá trình thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Hàng trăm người dân xã Cương Gián (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã đóng góp nguyên liệu và cùng tham gia chế biến thực phẩm như cá khô, lạc... gửi đến đồng bào miền Bắc đang bị ngập lụt sau bão số 3.
Trao đổi với Báo Điện tử Chính phủ, ông Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) khẳng định: Tại thời điểm 13h30' ngày 11/9, công trình hồ Thủy điện Thác Bà an toàn, lượng nước về hồ đang giảm dần.
Bão số 3 và hoàn lưu sau bão có phạm vi ảnh hưởng rộng khắp khu vực Bắc Bộ đến Thanh Hóa (26 tỉnh, thành phố); hoàn lưu bão gây mưa lớn cho khu vực Bắc Bộ. Theo Cục Quản lý đê điều và phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), bước đầu thống kê một số thiệt hại về người và tài sản đến 11 giờ ngày 11/9/2024 có 292 người chết và mất tích (152 người chết, 140 người mất tích).