Hà Tĩnh yêu cầu tăng cường biện pháp chống lây nhiễm dịch Covid-19 trên phương tiện vận tải

(Baohatinh.vn) - UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Công văn số: 4222 /UBND-VX1 “Về việc tăng cường biện pháp phòng chống lây nhiễm SARS-CoV-2 cho người điều khiển, người đi trên phương tiện vận tải hàng hóa, hành khách liên tỉnh”.

Thực hiện Công điện số 973/CĐ-BYT ngày 30/6/2021 của Bộ Y tế về việc tăng cường phòng chống lây nhiễm SARS-CoV-2 cho người điều khiển, người đi trên phương tiện vận tải hàng hóa, hành khách liên tỉnh, Công điện số 11/CĐ-TCĐBVN ngày 24/6/2021 của Tổng cục Đường bộ Việt Nam về tăng cường kiểm soát chặt công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên các tuyến xe khách tuyến cố định liên tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương quán triệt và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nội dung sau:

Hà Tĩnh yêu cầu tăng cường biện pháp chống lây nhiễm dịch Covid-19 trên phương tiện vận tải

Các phương tiện vận tải phải được phun khử khuẩn, đảm bảo an toàn trước, trong và sau khi hoạt động vận chuyển theo đúng quy định của Bộ Y tế.

1. Sở Giao thông vận tải

1.1. Hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải, các đơn vị khai thác bến xe khách, trạm dừng nghỉ trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định; trong đó yêu cầu các đơn vị lưu ý một số nội dung:

- Cập nhật thường xuyên, liên tục vào phần mềm bản đồ chung sống an toàn với dịch bệnh COVID-19.

- Yêu cầu tất cả cán bộ, nhân viên, người lao động của các đơn vị và tuyên truyền, vận động hành khách thực hiện khai báo y tế điện tử tại địa chỉ vn hoặc phần mềm Bluezone hoặc sử dụng mã QRcode để kiểm tra tại các điểm kiểm soát dịch; triển khai việc khai báo y tế thông qua mã QRcode được dán tại những nơi dễ thấy như: Cổng ra, vào bến, phòng chờ, quầy bán vé...; ghi chép và lưu trữ đầy đủ thông tin hành khách (họ, tên, địa chỉ cư trú, số điện thoại) di chuyển trên các tuyến vận tải hành khách liên tỉnh, đặc biệt là hành khách đi và đến từ các tỉnh, thành phố đang có dịch để kịp thời triển khai truy vết khi cần thiết. Thực hiện kiểm tra thân nhiệt đối với tất cả hành khách, nhân viên phục vụ, lái phụ xe trước khi vào bến xe; đảm bảo 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Xây dựng phương án xử lý khi phát hiện các trường hợp nghi ngờ nhiễm SARS-CoV-2 và bố trí khu vực cách ly đảm bảo phòng, chống dịch hiệu quả.

- Chuẩn bị phương án vận chuyển hàng hóa (số lượng phương tiện, hành trình, dự kiến điểm đến, dừng nghỉ, ngày giờ phương tiện hoạt động ); danh sách phương tiện, lái xe, người bốc xếp, dỡ hàng hóa theo xe (nếu có); thông tin về xét nghiệm và tiêm phòng cho lái xe, người bốc xếp, dỡ hàng hóa (nếu có); các nội dung khác có liên quan cần thiết đến việc vận chuyển.

- Chủ động xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với nhân viên làm việc tại các bến xe, lái xe, phụ xe, người bốc xếp, dỡ hàng hóa trên các phương tiện vận tải công cộng đường dài nhằm phát hiện sớm, hạn chế nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2.

- Đối với xe vận chuyển hàng hóa: Yêu cầu người điều khiển phương tiện hàng hóa ghi lại hành trình vận chuyển, danh sách các trường hợp có tiếp xúc; đảm bảo thông thoáng phương tiện, thường xuyên mở cửa sổ phương tiện; hạn chế tiếp xúc với người khác; tuyệt đối không được dùng xe vận chuyển hàng hoá để chở người. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch như đeo khẩu trang trong suốt quá trình vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa, thường xuyên rửa tay bằng dung dịch nước sát khuẩn, khử khuẩn phương tiện vận chuyển... Yêu cầu sử dụng điện thoại mở kết nối mạng liên tục, có cài đặt các ứng dụng Bluezone, vn để khai báo, theo dõi y tế. Người điều khiển phương tiện vận chuyển đến, đi ra từ khu vực phong tỏa hoặc ổ dịch phải thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR hoặc bằng test nhanh kháng nguyên hai lần vào thời điểm trước khi đi và khi quay về.

- Đối với xe chở khách đường dài (có đón, trả khách dọc đường):

+ Yêu cầu các nhà xe, chủ xe bố trí dung dịch nước sát khuẩn tại các vị trí thuận lợi nhất trên xe; lái xe, nhân viên phục vụ trên xe phải đeo khẩu trang và thường xuyên rửa tay bằng dung dịch nước sát khuẩn...

+ Cung cấp đầy đủ thông tin hành khách kèm theo địa chỉ, số điện thoại của từng người (cả chiều đi và chiều về) cho Ban quản lý bến xe khi xe chuẩn bị xuất bến và đến bến; chịu trách nhiệm trước pháp luật về cung cấp thông tin hành khách cho các cơ quan chức năng phục vụ truy vết trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.

+ Hạn chế số lượng hành khách trên mỗi chuyến để đảm bảo khoảng cách an toàn trong xe. Yêu cầu lái xe và hành khách thực hiện khai báo y tế điện tử tại địa chỉ tokhaiyte.vn hoặc phần mềm Bluezone hoặc sử dụng mã QRcode, luôn đeo khẩu trang trong suốt hành trình và sát khuẩn tay thường xuyên bằng dung dịch nước sát khuẩn trên xe.

+ Hạn chế không dừng, đỗ, đón trả khách tại các khu vực có dịch hoặc nơi tập trung đông người; tuyệt đối không được phép dừng, đỗ, bắt khách tại những khu vực đã phong tỏa theo thông báo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

+ Yêu cầu trên mỗi chuyến xe, lái xe phải thường xuyên bật camera hành trình, báo cáo chi tiết về hành trình, điểm dừng đón trả khách, lịch trình tiếp xúc để đảm bảo công tác truy vết (nếu có).

+ Dán thông điệp 5K, các khuyến các phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế trên phương tiện vận chuyển hành khách, chở hàng hoá.

1.2. Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan kiểm tra, xử lý phương tiện vi phạm các quy định về hoạt động kinh doanh vận tải và công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

1.3. Tổng hợp, báo cáo hàng ngày danh sách hành khách trên các phương tiện vận tải khách ở các nơi khác về các địa phương trong tỉnh theo quy định.

2. Sở Y tế

- Rà soát, bổ sung kế hoạch tiêm vắc xin COVID-19 cho đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ trên xe; trong đó ưu tiên cho lái xe, nhân viên phục vụ trên xe vận tải hành khách liên tỉnh, vận tải hàng hóa đường dài theo đề xuất của Sở Giao thông vận tải.

- Chỉ đạo các cơ sở y tế kịp thời tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 cho các lái xe, nhân viên phục vụ trên xe khi có đề nghị của các đơn vị vận tải; hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và đơn vị vận tải, các cơ sở kinh doanh dịch vụ vận tải các biện pháp phòng chống dịch trong hoạt động kinh doanh vận tải.

- Chỉ đạo, thực hiện đúng chế độ về thông tin, báo cáo bệnh truyền nhiễm; báo cáo hàng ngày kết quả giám sát, điều tra, phòng chống dịch bệnh COVID-19 về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng, email: baocaobtn@gmail.com) theo quy định.

3. Công an tỉnh

- Chỉ đạo các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý các phương tiện vận tải hành khách dừng đỗ đón, trả khách sai quy định; hướng dẫn, yêu cầu các nhà hàng ăn uống, quán giải khát dọc đường, cửa hàng xăng dầu,... thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch bệnh COVID-19. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về công tác phòng, chống dịch COVID-19, nhất là các trường hợp xe tải chở quá số người quy định trên ca bin (không được chở quá 2 người trên cabin). Kiên quyết cho dừng hoạt động đối với các phương tiện chở khách không có đầy đủ các giấy tờ theo quy định.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc kê khai danh sách hành khách, hành trình di chuyển, lịch trình tiếp xúc của người điều khiển, người đi trên phương tiện vận tải hàng hóa, hành khách liên tỉnh.

- Khi phát hiện có người nhiễm SARS-CoV-2 trên phương tiện vận tải hàng hóa, hành khách liên tỉnh phải thông báo ngay cho cơ quan kiểm soát, phòng chống dịch, chính quyền địa phương nơi gần nhất biết để tổ chức thần tốc truy vết, xử lý triệt để ổ dịch, tránh lây lan ra cộng đồng.

4. Sở Thông tin - Truyền thông

Tăng cường chỉ đạo các cơ quan truyền thông và UBND các huyện, thành phố, thị xã tuyên truyền sâu rộng các biện pháp phòng chống lây nhiễm SARS-CoV- 2 cho người điều khiển và người đi trên phương tiện vận tải hàng hóa, hành khách liên tỉnh.

5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã

- Chỉ đạo các lực lượng chức năng cấp huyện, UBND cấp xã tăng cường công tác kiểm tra và xử lý các quán ăn, nhà hàng, điểm bán nước giải khát, cửa hàng xăng dầu,… dọc các tuyến đường không thực hiện các quy định, khuyến cáo về công tác phòng, chống dịch theo hướng dẫn của ngành Y tế; yêu cầu các chủ nhà hàng, quán ăn, cửa hàng xăng dầu,… phải ghi chép đầy đủ, chi tiết danh sách khách ra, vào để thuận tiện truy vết khi cần thiết.

- Tăng cường công tác kiểm tra, rà soát chặt chẽ hành khách đi về từ địa phương có dịch, phát huy vai trò Tổ giám sát COVID-19 tại cộng đồng để kịp thời có biện pháp cách ly khi phát hiện nếu có liên quan đến yếu tố dịch tễ; tuyên truyền vận động người về từ địa phương khác khai báo y tế đầy đủ, trung thực.

Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương và các tổ chức, cá nhân chấp hành và thực hiện nghiêm túc các nội dung, yêu cầu trên.

Đọc thêm

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Mở rộng danh mục thuốc bảo hiểm y tế, tăng quyền lợi cho người bệnh

Việt Nam được đánh giá là một trong số ít các nước trên thế giới có danh mục thuốc tương đối đầy đủ, toàn diện và mở rộng so với mức phí đóng bảo hiểm y tế (BHYT). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, danh mục thuốc đó còn nhiều bất cập, hạn chế, cho nên Bộ Y tế đang xây dựng quy định mới nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để mở rộng phạm vi ảnh hưởng của người tham gia BHYT.
“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.