Hàn Quốc làm giáo dục

(Baohatinh.vn) - Đón chúng tôi tại sân bay quốc tế Incheon, nhân viên của một công ty du lịch có uy tín ở Seoul cho biết, để Hàn Quốc trở thành một trong 10 con rồng của thế giới như ngày nay, người dân sở tại đã phải nỗ lực hết mình. Trong đó, giáo dục đã góp phần quan trọng mang đến sức mạnh thần kỳ cho quốc gia ở bán đảo nghèo tài nguyên thiên nhiên này.

Hệ thống giáo dục của Hàn Quốc hiện nay cũng giống như Nhật Bản, được xây dựng theo mô hình kiểu Mỹ và phương Tây, đó là mô hình 6-3-3-4 (6 năm tiểu học, 3 năm trung học cơ sở, 3 năm trung học phổ thông và 4 năm cao đẳng hoặc đại học). Ngoài ra còn có các chương trình đào tạo sau đại học (thạc sĩ và tiến sĩ). Ở Hàn Quốc cũng có các trường trung cấp nghề và trường dạy nghề với thời gian đào tạo từ 2-3 năm.

han quoc lam giao duc

Phụ huynh Hàn Quốc cho con trải nghiệm trong những ngày nghỉ.

Phương hướng của đổi mới giáo dục được xác định là: Lấy học trò làm trung tâm; đa dạng hóa, đặc trưng hóa; tự giác và trách nhiệm; tự do, bình đẳng, cân đối; giáo dục mở thông qua mạng thông tin - số hóa; giáo dục phát triển cao trong một thời gian ngắn nhất.

Sách giáo khoa giảng dạy được viết theo nội dung của “Hai nửa bán cầu”, trên cơ sở tích hợp, lựa chọn từ 2 bộ sách giáo khoa của Mỹ và Nhật Bản. Các bộ môn như Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân thì được soạn theo nội dung kiến thức của nước sở tại. Học sinh từ 3 tuổi đến hết bậc trung học được miễn mọi thứ, từ học phí, sách giáo khoa đến xe đưa đón và còn được trợ cấp mỗi tháng 10.000 won (tương đương 2 triệu VNĐ). Phương pháp dạy học được sử dụng là “dạy học qua di sản”, dạy kỹ năng sống qua việc chứng kiến các hoạt động thực tế trong xã hội. Học sinh phải chịu trách nhiệm giữ gìn cảnh quan của nhà trường và nơi sinh sống. Vào đầu buổi sáng, các học sinh sẽ phải dọn dẹp và làm sạch hành lang, phòng học, cầu thang và những thùng rác trên sân trường trong khi những người lao công sẽ làm những công việc vất vả hơn ở phòng tắm, nhà vệ sinh công cộng.

Nghề giáo có một vị trí quan trọng và nhận được sự trọng vọng của toàn xã hội. Giáo viên đứng lớp chỉ tập trung cho việc giảng dạy, giáo dục tại trường. Họ được ưu tiên về vật chất như mua nhà giá ưu đãi… Lương tối thiểu khoảng 3 triệu won/tháng (tương đương 60 triệu VNĐ), không cao so với các ngành khác nhưng đảm bảo cuộc sống. Sau mỗi nhiệm kỳ kéo dài 5 năm, các giáo viên, phó hiệu trưởng và hiệu trưởng đều phải chuyển sang trường mới thông qua một hệ thống lựa chọn ngẫu nhiên như chơi xổ số. Việc dạy thêm do các trung tâm biệt lập với nhà trường thực hiện. Học thêm chỉ diễn ra vào ngày nghỉ, hoặc ban đêm.

Học sinh Hàn Quốc rất áp lực trong việc thi cử. Học sinh năm cuối cấp đều phải học 16 tiếng mỗi ngày. Khẩu hiệu nổi tiếng với học sinh cuối cấp là “Bốn đỗ, năm trượt”, nghĩa là mỗi ngày chỉ ngủ 4 tiếng mới có cơ hội “vượt vũ môn”, nếu ngủ đến 5 tiếng sẽ trượt đại học. Người Hàn Quốc quan niệm “không xây nhà quá to, không cho con nhiều tiền” nhưng lại cho con học hành đến hết khả năng.

Trong những ngày thi đại học, cả nước đi làm muộn một giờ để nhường đường cho các sĩ tử, thị trường chứng khoán cũng phải tạm thời đóng cửa. Vào ngày thi tiếng Anh, các phương tiện giao thông đường không, đường bộ bị kiểm soát chặt chẽ nhằm giảm tiếng ồn để các thí sinh tập trung cho phần thi nghe.

Chúng tôi đến thăm Trường Đại học JoongBu vào buổi sáng ngày 6/3/2017. Đây là trường đại học dân lập ở miền Trung, cách Thủ đô Seoul khoảng 150 km, nơi có sinh viên Việt Nam nói chung và sinh viên Hà Tĩnh đang theo học (Hàn Quốc có khoảng 70% trường đại học dân lập). Được thành lập năm 1983, hiện có 2 cơ sở với 9.670 sinh viên, JoongBu là ngôi trường nổi tiếng về chất lượng giáo dục với khoảng 400 giảng viên có trình độ cao và gần 12.000 sinh viên được đảm bảo việc làm sau khi tốt nghiệp. Học phí rẻ thông qua các chương trình học bổng đa dạng của trường.

Hiện nay, Trường Đại học JoongBu đã ký kết hợp tác nhiều trường ở Việt Nam. Mới đây, trường đã trực tiếp ký kết với Công ty CP Tư vấn và Đào tạo Hà Tĩnh (Hatico) do Giáo sư Kenvinkim, giảng viên cùng các thành viên của trường thực hiện.

Hệ thống giáo dục Hàn Quốc khá linh hoạt, tạo mọi thuận lợi để phát triển khả năng của thế hệ trẻ, kích thích tính tự chủ, sáng tạo của học sinh, sinh viên. Theo môi trường học tập tiên tiến như vậy, học sinh, sinh viên không chỉ được trau dồi kiến thức chuyên môn mà còn có nhiều cơ hội phát triển bản thân. Đó cũng là những nguyên nhân để đất nước Đại Hàn Dân Quốc “cất cánh”.

Chủ đề Thi cử - Tuyển sinh

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.