(Baohatinh.vn) - Nhiều trò chơi dân gian và các hoạt động văn hóa, thể thao truyền thống thu hút sự quan tâm đông đảo của người dân, khách tham quan tại lễ hội Văn Miếu Hà Tĩnh năm 2024.
Lễ hội Văn Miếu Hà Tĩnh năm 2024 diễn ra với nhiều hoạt động nhằm khôi phục, phát huy các giá trị truyền thống, tôn vinh đạo học và tạo không gian sinh hoạt văn hóa cho Nhân dân. Ảnh Minh Đức Mở đầu là chương trình giao lưu viết chữ đẹp với sự tham gia của 15 giáo viên và 75 học sinh đến từ 15 trường tiểu học trên địa bàn. Đây là một trong những chương trình có thời gian chuẩn bị lâu nhất, tuyển chọn ra những cá nhân xuất sắc để tham gia buổi giao lưu. Tham gia chương trình, các học sinh trải qua 2 phần thi viết; ở khối giáo viên thực hiện trình bày sáng tạo một đoạn văn hoặc thơ trong chương trình môn Tiếng Việt tiểu học hiện hành. Đây là dịp để giáo viên và học sinh TP Hà Tĩnh trau dồi kỹ năng viết và trình bày bài, rèn luyện tính cẩn thận, khiếu thẩm mỹ. Lễ hội Văn Miếu còn có nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian như: kéo co, cờ thẻ, nhảy bao bố, vật tay...
Trò chơi kéo co là tâm điểm của các mùa lễ hội. Các đội thi đến từ nhiều phường, xã trên địa bàn TP Hà Tĩnh đã lựa chọn ra những vận động viên có sức khỏe, kinh nghiệm tham gia thi đấu, tạo nên sân chơi sôi động, phấn khởi cho lễ hội. Trò chơi kéo co thu hút hàng trăm khán giả cổ vũ nhiệt tình. Phần thi cờ thẻ cũng diễn ra khá sôi động. Các kỳ thủ đã thi đấu với tinh thần thể thao đoàn kết, cao thượng, đem đến sự hào hứng cho khách tham quan. Các em nhỏ thích thú với những trò chơi dân gian như: bịt mắt đánh trống, ném phi tiêu… Qua những trò chơi này, các em được rèn luyện thể chất, phát triển tư duy, sáng tạo, đồng thời tăng cường tinh thần đoàn kết, gắn bó. Em Trần Văn Mạnh (phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh) chia sẻ: “Em rất vui khi được trải nghiệm trò chơi dân gian cùng các bạn. Qua lễ hội em có thể tìm hiểu nhiều hoạt động thể thao truyền thống và mang về nhiều phần quà ý nghĩa”.
Tại khuôn viên Văn Miếu còn tổ chức hoạt động cho chữ. Điều này thể hiện nét đẹp văn hóa, tinh thần hiếu học, trọng chữ nghĩa của người Hà Tĩnh trong dòng chảy văn hóa hiện đại hôm nay. Lần thứ 3 tham dự lễ hội, thầy đồ Thế Báu chia sẻ: “Đây là cơ hội để mình được cùng những người bạn có chung đam mê thư pháp giao lưu, học hỏi kinh nghiệm. Tôi rất vui mừng vì không chỉ người lớn tuổi mà nhiều em nhỏ cũng háo hức xin chữ, góp phần duy trì phong tục tốt đẹp này”. Lễ hội thu hút đông đảo người dân đến tham quan, tìm hiểu về các giá trị văn hóa lịch sử của Văn Miếu… ... tham quan trưng bày sách, báo, ảnh về sự phát triển của TP Hà Tĩnh nói riêng, tỉnh Hà Tĩnh nói chung qua các thời kỳ. Khách tham quan chơi cờ tướng trong khuôn viên lễ hội.
TP Hà Tĩnh còn tổ chức gian hàng giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP để người dân thuận lợi trong mua sắm, tìm hiểu thêm về các sản phẩm tiêu biểu của tỉnh nhà.
Lễ hội Văn Miếu Hà Tĩnh diễn ra từ ngày 23 - 25/3, nhằm khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tạo không gian sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng, đề cao, tôn vinh đạo học; tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh, bổ ích cho Nhân dân.
Trong 2 ngày tới, lễ hội tiếp tục các phần tế lễ của các phường, xã và các dòng họ có các vị đại khoa được khắc tên vào văn bia; các hoạt động vui chơi, giải trí, trò chơi dân gian...
Nguyễn Phi Sài là một nhân vật lịch sử có nhiều công lao, đóng góp dưới thời Lê Trung Hưng và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều, ngoài trấn. Hiện nay, dòng họ Nguyễn Phi ở xã Thạch Long (Thạch Hà, Hà Tĩnh) vẫn còn lưu giữ nhiều di sản quý mà ông để lại.
Triển lãm "Bãi Cọi - nơi gặp gỡ các nền văn hóa" diễn ra tại Bảo tàng Hà Tĩnh trưng bày hơn 100 hiện vật, tư liệu, hình ảnh là địa điểm tham quan, tìm hiểu giá trị di sản rất ý nghĩa với du khách và các em học sinh, sinh viên.
Việc tổ chức đón bằng xếp hạng di tích cấp quốc gia mộ Nguyễn Huy Tựu là dịp để lan tỏa những giá trị di sản của danh nhân dòng họ Nguyễn Huy - Trường Lưu tới đông đảo người dân Hà Tĩnh.
Anh liệt Đại vương Nguyễn Huy Tựu quê ở làng Trường Lưu, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh là người có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa và giáo dục.
Với chuyên đề trưng bày "Bãi Cọi - Nơi gặp gỡ các nền văn hóa", Bảo tàng Hà Tĩnh sẽ giới thiệu tới khán giả câu chuyện về đời sống của người Việt dưới chân núi Hồng Lĩnh cách đây hơn 3.000 năm.
Người dân thôn 4, xã Thọ Điền (Vũ Quang, Hà Tĩnh) luôn ý thức xây dựng khu dân cư ngày một khang trang, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo đà cho sự phát triển của xã nhà.
Sách "An Tĩnh cổ lục" của học giả người Pháp thuật lại, đền Chiêu Trưng tại xã Quang Vĩnh (Đức Thọ, Hà Tĩnh) là một trong những ngôi đền đẹp nhất nước An Nam xưa.
7 năm làm Trưởng thôn kiêm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ, chị Nguyễn Thị Tám, thôn Tân Tiến, xã Phú Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) đã góp nhiều công sức xây dựng thôn ngày càng đổi mới.
Khơi dậy mạnh mẽ tiềm năng, thế mạnh, ngành Du lịch Hà Tĩnh đang triển khai 3 mũi chiến lược là du lịch văn hóa tâm linh, du lịch nông thôn và du lịch biển với những chuyển động mới nhiều hứa hẹn.
Thị trấn Tiên Điền - vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử đang rạng rỡ trong những kết quả của hành trình xây dựng đô thị văn minh, phát triển xứng tầm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).
Thời gian qua, nhiều di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn Hà Tĩnh được xếp hạng đã tạo cơ sở để các địa phương, chủ sở hữu công trình phát huy giá trị di sản trong đời sống.
Ông từng có nhiều năm du học ở Pháp, là con của một vị quan đại thần trong triều đình nhà Nguyễn. Tuy bị bệnh hiểm nghèo nhưng với nghị lực phi thường, ông đã nghiên cứu, sáng tạo nên phương pháp dưỡng sinh nổi tiếng, "đẩy lùi giờ hẹn" với thần chết tới hơn 50 năm.
Ngày 18 tháng Giêng âm lịch hằng năm, xã Sơn Ninh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) tổ chức lễ giỗ, tưởng nhớ Tướng công Nguyễn Tuấn Thiện nhằm lan tỏa giá trị di sản ông để lại cho đời sau.
Khi những cánh mai, đào dần phai, mùi trầm hương đã vãn, là lúc tiếng trống mùa lễ hội vang lên trên khắp các vùng quê Hà Tĩnh. Trong sắc xuân mới, các nẻo đường lại rộn rã, náo nức bước chân của người dân tứ xứ về trẩy hội.
Mỗi khi nghe nhạc phẩm “Lá xanh” trong tôi lại rạo rực, bồi hồi. Bài hát là bản tình ca về những người lính dũng cảm, kiên cường trong chiến tranh và trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Lễ hội đền Linh Nha (thị trấn Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh) được tổ chức nhằm góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước cho Nhân dân.
Đại lễ được tổ chức tại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) hằng năm vào rằm tháng Giêng nhằm tưởng nhớ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác và cầu cho quốc thái dân an.
Di tích Nhà thờ dòng họ Trần Cưu tại xã Trường Sơn (Đức Thọ - Hà Tĩnh) được xây dựng cách đây hơn 300 năm, là một trong những công trình có giá trị lịch sử văn hoá tiêu biểu.
Lễ dâng hương, lễ rước và tế tại khu di tích Lê Hữu Trác (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là hoạt động thuộc khuôn khổ lễ hội Hải Thượng Lãn Ông, nhằm tri ân công lao to lớn của Đại danh y.
Ông sinh năm 1845 (Ất Tỵ). Không chỉ là một vị quan giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình, ông còn là một nghệ sĩ lớn giai đoạn thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Tháng Giêng - trong thao thiết gọi mời, hơi ấm từ ngọn gió xuân thức dậy cả đất trời những miền quê Hà Tĩnh, làm thắm tươi những lộc non, chồi biếc, mang theo bao niềm ước vọng về sự thịnh vượng của đất nước, quê hương.
Các hội thi được tổ chức trong chuỗi sự kiện của Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông năm 2025 ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) nhằm tạo không khí sôi nổi, đoàn kết trong các tầng lớp nhân dân.
Chị Võ Thị Thu Hiền, 42 tuổi (quê ở Hà Tĩnh, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội) đã giành chiến thắng và trở thành vị “Vua” mới của chương trình “Vua tiếng Việt” mùa 3.
Trải qua hàng trăm năm, nhiều đạo sắc phong của các triều vua và áo, mũ, cân đai phục phẩm lúc sinh thời Đô đài ngự sử Bùi Cầm Hổ sử dụng vẫn được lưu giữ tại đền thờ ở phường Đậu Liêu (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh).
Nhiều địa chỉ đỏ trên địa bàn Hà Tĩnh đã trở thành niềm tự hào, là minh chứng cho sự phát triển của từng giai đoạn lịch sử, của quê hương kể từ 95 năm “đời ta có Đảng”.