“Hiến đất làm đường không mất đi mà còn mãi về sau”

(Baohatinh.vn) - Bà Trương Thị Lý ở tổ dân phố Yên Đồng, phường Thạch Linh (TP Hà Tĩnh) đã cắt gần 70 m2 đất mặt phố có giá trị hàng trăm triệu đồng để mở rộng đường ngõ phố…

“Hiến đất làm đường không mất đi mà còn mãi về sau”

Với Bí thư Chi bộ tổ dân phố Yên Đồng, hiến đất không phải mất đi mà là còn lại mãi mãi

Từ khi chồng mất, con gái, con trai có gia đình riêng, bà Trương Thị Lý chỉ sống một mình trong căn nhà nhỏ. Thế nhưng, bà chẳng có thời gian để buồn vì “gánh trên vai” trách nhiệm Bí thư Chi bộ tổ dân phố (TDP) Yên Đồng.

“18 tuổi, tôi đã vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Niềm tự hào đã luôn thôi thúc tôi phải cống hiến. Đương thời hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, giờ về hưu tiếp tục phục vụ Nhân dân, làm được gì có lợi cho dân thì tôi sẽ cố gắng hết sức”, bà Trương Thị Lý bộc bạch.

“Hiến đất làm đường không mất đi mà còn mãi về sau”

Tuyến ngõ 292, đường Vũ Quang từ rộng hơn 3m, nay đã mở rộng 4,7m rộng rãi, thoáng đãng

Trước khi là Bí thư Chi bộ TDP Yên Đồng bây giờ, bà đã có một quãng đời hoạt động ý nghĩa. Từ là một cán bộ đoàn, được vinh danh đạt chiến sỹ thi đua nhiều năm, rồi chuyển sang làm cán bộ về công tác dân số - trẻ em, bà còn có 13 năm là đại biểu HĐND phường Thạch Linh và giữ các chức vụ Phó Chủ tịch, Chủ tịch Ủy ban MTTQ phường trước khi nghỉ hưu.

Có lẽ thế, tinh thần xây dựng phong trào đã ăn sâu vào máu thịt của bà. Tháng 5/2017, bà Lý đảm nhiệm công tác Bí thư Chi bộ TDP, đúng vào thời điểm toàn thành phố đang dốc lực cho phong trào xây dựng thành phố Hà Tĩnh đạt đô thị loại II, phường Thạch Linh đạt chuẩn văn minh đô thị.

“Hiến đất làm đường không mất đi mà còn mãi về sau”

Những phần phần thưởng cao quý được Đảng và Nhà nước trao tặng vừa là niềm tự hào, vừa là động lực cho bà được cống hiến

Bà Lý cho biết: “Mạng lưới đường giao thông của TDP đã khép kín, song độ rộng của mặt đường nhỏ, không đáp ứng tiêu chí mới (đạt 4m trở lên), nếu không tạo ra phong trào hiến đất rộng lớn thì khó hoàn thành chỉ tiêu. Tháng 5/2019, tôi thuê thợ đập tường, lùi hàng rào bám con ngõ ngay đầu đường Vũ Quang vào 1,5 - 2 m, dài 40 m, mở đầu cho chiến dịch hiến đất mở rộng đường của năm 2019. Nhiều người còn bảo tôi “gàn” vì nhà mặt đường, sao phải hiến đất làm ngõ. Thế nhưng, tôi nghĩ, mình phải làm gương trước, bà con mới theo sau. Hiến đất làm đường sẽ không mất đi mà còn mãi mãi cho con cháu về sau”.

Theo gương bà, tuyến ngõ 292, đường Vũ Quang đã dấy lên phong trào hiến đất rầm rộ, hoàn thành mở tuyến đường rộng 4,7 m trong thời gian ngắn.

“Hiến đất làm đường không mất đi mà còn mãi về sau”

Phong trào hiến đất rầm rộ khắp nơi trong Nhân dân đã tạo điều kiện cho tổ dân phố hoàn thành chỉ tiêu đường giao thông

Rồi phong trào lan tỏa khắp TDP, chỉ tính riêng trong một năm rưỡi (đầu năm 2019 đến nửa đầu năm 2020), tổ dân phố đã hoàn thành đổ bê tông mặt đường rộng 4 m cho 6 tuyến với tổng chiều dài 877 m, chiếm 85,4% tổng chiều dài các tuyến đường đã được mở rộng kể từ năm 2018 đến nay (1.027 m/ 7 tuyến).

Hiện nay, 100% chỉ tiêu của năm 2020 đã hoàn thành, người dân trong TDP còn tình nguyện hiến thêm 148 m2 đất... chờ thành phố phê duyệt thêm chỉ tiêu.

“Hiến đất làm đường không mất đi mà còn mãi về sau”

Toàn tổ dân phố đã hoàn thành 7/11 tuyến đường dài 1.027 m

Bỏ ra hàng trăm triệu đồng bằng việc hiến gần 70 m2 đất để làm đường, thế nhưng, gia tài của bà Trương Thị Lý giữ cho mình chỉ là vô số những bằng khen, giấy khen và danh hiệu suốt một đời cống hiến. Đó không chỉ là niềm tự hào mà còn là sự nhắc nhớ người đảng viên luôn sống và làm việc theo tấm gương của Bác Hồ vĩ đại.

Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Thạch Linh Trương Quang Sơn cho biết: "Bí thư Chi bộ TDP Yên Đồng - Trương Thị Lý là điển hình trong phong trào xây dựng phường văn minh đô thị. Với sự tiên phong, gương mẫu, bà đã truyền cảm hứng tích cực, khuyến khích khơi dậy phong trào của toàn dân, nhằm huy động tối đa sự đồng thuận, nguồn lực của Nhân dân cho mục tiêu xây dựng thành phố Hà Tĩnh ngày càng hiện đại, văn minh.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống