Hồ đập, cầu cống xuống cấp, Kỳ Anh "thấp thỏm" lo mưa bão

(Baohatinh.vn) - Là địa phương thường xuyên gánh chịu thiệt hại do mưa lũ, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) luôn quan tâm triển khai sớm các phương án phòng chống thiên tai. Tuy nhiên, nhiều hồ đập, cầu cống bị xuống cấp nghiêm trọng, trong khi nguồn lực có hạn khiến nhiều địa phương trong huyện thấp thỏm lo âu.

ho dap cau cong xuong cap ky anh thap thom lo mua bao

Lãnh đạo huyện Kỳ Anh kiểm tra các cầu cống, hồ đập trên địa bàn.

Chà Rường là hồ chứa nước có dung tích 0,3 triệu m3, phục vụ tưới tiêu cho xã Kỳ Lạc. Tuy nhiên, do được xây dựng từ lâu, thường xuyên chịu ảnh hưởng từ các đợt mưa lũ nên hiện nay, hồ đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Theo đánh giá, tràn xả lũ đã bị xói mòn, hư hỏng nặng, thân cống dẫn hoàn toàn bị hư hỏng, nước có dấu hiệu thấm qua mang cống. Để đảm bảo an toàn, hiện nay, huyện Kỳ Anh đang cho tích nước hạn chế, tuy nhiên, nếu không có giải pháp tu sửa kịp thời thì nguy cơ mất an toàn trong mùa mưa lũ sắp tới là rất cao.

Chà Rường là một trong nhiều công trình thủy lợi trên địa bàn huyện Kỳ Anh đang bị xuống cấp, hư hỏng. Theo báo cáo của Phòng NN&PTNT, toàn huyện hiện có 35 công trình hồ chứa nước lớn nhỏ thì có tới 9 công trình dung tích từ 0,2 - 1 triệu m3 có dấu hiệu hư hỏng, xuống cấp; một số công trình hư hỏng nặng như: Chà Rường, Chàng Vương, Khe Còi...

Không chỉ hồ chứa nước, hiện nay, rất nhiều cầu, cống, tràn, đường giao thông trên địa bàn huyện cũng xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều công trình ở mức báo động như: Cầu Ma Rến (Kỳ Hợp), cầu tràn Cây Bòng (Kỳ Sơn), cầu Lạc Trung (Kỳ Lạc)... Nhiều công trình bị hư hỏng, không thể đi lại được như: Cống Chà Rường, cầu tràn Cao Su ở Kỳ Sơn…

ho dap cau cong xuong cap ky anh thap thom lo mua bao

Người dân Kỳ Anh gia cố tạm thời các cầu cống bị mưa lũ làm sạt lở, hư hỏng

Trao đổi với phóng viên, ông Phan Văn Duẩn - Chủ tịch UBND xã Kỳ Hợp cho biết, là địa bàn vùng núi nên mỗi mùa mưa lũ, nước đổ về lớn, gây thiệt hại nặng về tài sản, làm hư hỏng nhiều cầu cống, ảnh hưởng đến việc đi lại, sản xuất của

bà con. Mặc dù năm nào cũng tu sửa, gia cố nhưng do nguồn lực yếu, chỉ làm tạm thời để phục vụ bà con đi lại nên cứ mưa lũ là lại bị hư hỏng, cuốn trôi. Tại xã Kỳ Sơn, trong 2 cơn bão “trái mùa” vừa qua, mưa lũ đã làm 2 mố của cầu tràn Cao Su ở thôn Mỹ Tân, một bên bị cuốn trôi, một bên bị hư hỏng nặng. Người dân phải đi vòng con đường khác xa hơn rất nhiều.

Theo ông Phạm Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện Kỳ Anh: “Là địa bàn rộng, trong đó có 7 xã miền núi với độ dốc lớn nên mưa lũ ảnh hưởng lớn đến hệ thống cơ sở hạ tầng, nhất là hồ đập, cầu cống, đường giao thông. Hàng năm, huyện đều bố trí nguồn lực để duy tu, sửa chữa, nhưng do nguồn ngân sách eo hẹp nên chỉ đủ để sửa chữa tạm thời phục vụ nhân dân đi lại, còn khi mưa bão về thì rất khó chống chịu. Do đó, để sửa chữa kiên cố, rất cần nguồn hỗ trợ từ cấp trên.

Được biết, để chuẩn bị ứng phó với mùa mưa bão, huyện Kỳ Anh đã xây dựng lực lượng nòng cốt để ứng cứu tại chỗ; có phương án huy động phương tiện, vật tư, vật liệu để sử dụng khi cần thiết; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao ý thức tự giác trong nhân dân. Tuy nhiên, đây chỉ là các giải pháp tình thế, về lâu dài, huyện cần huy động nguồn lực để kiên cố các công trình hồ đập, cầu cống, đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ.

Năm 2016, trên địa bàn Kỳ Anh, mưa lũ đã làm hơn 15 km đường huyện lộ, liên xã, giao thông nội đồng bị sạt lở; cầu, cống, tràn bị hư hỏng nặng; 3 hồ đập thủy lợi bị sạt lở; trên 900m kênh mương bị hư hỏng hoàn toàn…

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.