Hồng quý Đông Lộ mất mùa, người dân Thạch Đài dành biếu, không cung cấp cho thương lái

(Baohatinh.vn) - Xã Thạch Đài (huyện Thạch Hà - Hà Tĩnh) nổi tiếng với giống hồng vuông Đông Lộ. Nếu những năm trước, thời điểm này, hồng đã chín đỏ vườn thì năm nay lại mất mùa, người dân chỉ dành để biếu chứ không có cung cấp cho thương lái như mọi năm.

Là một trong những hộ sở hữu nhiều gốc hồng “gia bảo” nhất vùng, độ này năm ngoái, vườn nhà bà Lai (thôn Bàu Láng) đã đượm sắc vàng của những quả hồng chín, thương lái nườm nượp tìm đến tận vườn đặt mua.

Hồng quý Đông Lộ mất mùa, người dân Thạch Đài dành biếu, không cung cấp cho thương lái

Năm nay, các gốc hồng vuông của người dân Thạch Đài đều trong tình trạng lác đác quả

“13 gốc hồng của nhà tôi là chuẩn giống hồng quý Đông Lộ, có cây đã trên 100 năm tuổi. Mọi năm mùa này cây nào cây nấy trĩu quả, nhưng năm nay mất mùa. Cây vẫn ra quả, chất lượng quả vẫn ngon nhưng số lượng không nhiều.” - bà Lai cho biết.

Cũng như nhà bà Lai, 7 gốc hồng của gia đình ông Diện (thôn Đông Đài) năm nay cho thu hoạch không đáng là bao. Ông Diện cho biết: “Năm ngoái hồng bắt đầu vào vụ là thương lái đến tận vườn đặt mua cả cây. Đầu mùa giá chỉ 13 nghìn đồng, nhưng gần cuối mùa lên đến 35 nghìn đồng/kg. Năm nay, họ tìm đến từ rất sớm để đặt hàng nhưng chúng tôi không bán vì chẳng ăn thua.”

Hồng quý Đông Lộ mất mùa, người dân Thạch Đài dành biếu, không cung cấp cho thương lái

Sở hữu nhiều gốc hồng quý nhất vùng nhưng gia đình bà Lai cũng chỉ thu hoạch được một ít đủ dùng

Xã Thạch Đài có một số thôn trồng hồng nhưng thôn Bàu Láng mới là vùng đất chính gốc của giống hồng quý này. Hồng Đông Lộ có hình vuông, vỏ màu xanh, khi chín quả ngả màu vàng, vị vừa giòn ngọt, vừa thơm.

Điều đặc biệt của giống hồng này là cứ một năm được mùa thì năm kế tiếp mất mùa, và nếu năm trước thu hoạch hồng khi còn non thì năm sau rất sai quả. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng hồng thì người dân vẫn chấp nhận để hồng già rồi mới thu hái.

Hồng quý Đông Lộ mất mùa, người dân Thạch Đài dành biếu, không cung cấp cho thương lái

Hồng đúng độ thường vào tháng 8 âm lịch, lúc quả chuyển dần từ màu xanh sang vàng nhạt

Theo kinh nghiệm của người dân nơi đây, hồng đúng độ thường vào tháng 8 âm lịch, lúc quả chuyển dần từ màu xanh sang vàng nhạt. Sau khi hái, hồng được rửa bằng nước sạch rồi ngâm ngay để cho chất lượng quả tốt và ngon nhất.

Buổi sáng hoặc buổi chiều mát là thời điểm hái hồng tốt nhất để giữ được hương vị đặc trưng của loại quả này.

Hồng quý Đông Lộ mất mùa, người dân Thạch Đài dành biếu, không cung cấp cho thương lái

Cây hồng trứng của gia đình chị Thu là một trong những gốc hồng hiếm hoi sai quả năm nay

Ngoài giống hồng vuông có từ lâu đời của vùng đất này thì người dân Thạch Đài còn trồng thêm giống hồng trứng. Khác với hồng vuông, hồng trứng hình tròn, khi chín hồng chuyển màu đỏ, quả mọng, vỏ rất mỏng, vị ngon đậm đà.

Cách ngâm hồng trứng cũng công phu hơn so với hồng vuông. Nếu hồng vuông ngâm trực tiếp vào nước thì hồng trứng lại chín bằng cách “ngâm hơi”. Hồng già sau khi hái được cho vào túi bóng buộc thật chặt rồi cho vào chậu nước sạch ngâm trong 3 ngày ở chỗ kín. Quá trình ngâm phải đảm bảo không để hồng bị ngấm nước nếu không sẽ khiến quả hồng bị nứt, thối.

Hồng quý Đông Lộ mất mùa, người dân Thạch Đài dành biếu, không cung cấp cho thương lái

Năm nay hồng vuông hiếm nên chị Thu chỉ để ăn và biếu mà không bán cho thương lái như mọi năm

Chăm chút cho cây hồng trứng đang độ thu hoạch, chị Thu (thôn Bàu Láng) chia sẻ: “Cả vườn chỉ mỗi cây hồng trứng này ra quả, còn mấy cây hồng vuông kia quả đếm trên đầu ngón tay.

Năm nay khan hiếm nên từ đầu mùa, nhiều người ở thành phố lên mua nhưng tôi không bán”.

Hồng quý Đông Lộ mất mùa, người dân Thạch Đài dành biếu, không cung cấp cho thương lái

Người trồng hồng Đông Lộ không đặt nặng giá trị kinh tế mà quan trọng hơn là giữ gìn được giống cây quý có từ thời cha ông ở vùng đất này

Dù mất mùa nhưng người dân trồng hồng ở Thạch Đài cũng không lấy làm buồn bởi với họ, quan trọng nhất vẫn là giữ lại được một giống cây quý. Hầu hết người dân khi được hỏi đều cho biết, năm nay có được ăn thua gì đâu mà bán, chủ yếu để ăn và biếu anh em bạn bè cho mọi người biết đến thức quả ngon từ thời cha ông.

Năm nay mất mùa nhưng họ vẫn hy vọng năm sau cây lại sai quả, như quy luật bao đời nay của giống hồng quý này.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Xuân về cùng mùa hoa

Xuân về cùng mùa hoa

Khi thời gian dần dịch chuyển về những ngày cuối cùng của năm cũ cũng là lúc người trồng hoa, chăm bón cây cảnh ở Hà Tĩnh tất bật chuẩn bị cho một mùa xuân mới.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Thực hiện mục tiêu thu hút hơn 14 vạn lượt du khách trong năm 2025, các đơn vị quản lý, kinh doanh tại chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) đang tập trung nguồn lực chuẩn bị cho mùa lễ hội.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Tiết mục Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát. Soạn lời: NSND Nguyễn An Ninh. Biểu diễn: Nghệ nhân Văn Sang - Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.
Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi. Thơ: Nguyễn Công Trứ. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.