Hương Sơn bàn giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo

(Baohatinh.vn) - Thời gian tới, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đảm bảo tốt nhất yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.

Hương Sơn bàn giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo

Chiều ngày 21/4, UBND huyện Hương Sơn và Sở Giáo dục – Đào tạo họp bàn một số nội dung phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo trên địa bàn. Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo Đặng Thị Quỳnh Diệp; Chủ tịch UBND huyện Hương Sơn Nguyễn Quang Thọ chủ trì. Bí thư Huyện ủy Bùi Nhân Sâm dự buổi làm việc.

Năm học 2021 – 2022, toàn huyện Hương Sơn có 5 trường THPT, 15 trường THCS, 22 trường tiểu học, 25 trường mầm non và Trung tâm GDNN-GDTX với tổng số hơn 27.000 học sinh các cấp học.

100% học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày, 100% học sinh lớp 3, 4, 5 được học tiếng Anh theo chương trình 4 tiết/tuần và học Tin học 2 tiết/tuần; tổ chức dạy tiếng Anh tự chọn cho học sinh lớp 1, lớp 2 ở các trường có đủ điều kiện…

Hương Sơn bàn giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo

Trưởng phòng GD-ĐT huyện Hương Sơn Nguyễn Trường Giang báo cáo tình hình phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo trên địa bàn huyện.

Trong những năm qua, huyện Hương Sơn đã tiến hành sáp nhập 26 trường mầm non, phổ thông (giảm 16 trường so với năm 2018, tỉ lệ giảm 20,51%). Việc bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên tại các trường sau sáp nhập cơ bản ổn định, đảm bảo số lượng, cơ cấu. Chất lượng giáo dục toàn diện ở các trường sau sáp nhập được giữ vững và nâng lên.

Giai đoạn 2015-2020, huyện đã đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp 1.320 phòng học, phòng chức năng với tổng số tiền 350 tỷ đồng. Trong đó, xây mới 470 phòng với số tiền hơn 200 tỷ đồng. Đến cuối năm 2021, toàn huyện có 63/66 trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ 95,45%, trong đó có 23 trường đạt chuẩn mức độ 2.

Hương Sơn bàn giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo

Hiệu trưởng Trường THPT Lê Hữu Trác Phan Sỹ Châu: Cần rà soát lại trình đồ chuyên môn của các giáo viên cấp THPT để từ đó có giải pháp đào tào, nâng cao chất lượng....

Ngoài ra, huyện quan tâm đến công tác xã hội hóa, mỗi năm học, các trường đã vận động tài trợ được từ 13-15 tỷ đồng để tu sửa nâng cấp cơ sở vật chất.

Tại buổi làm việc, huyện cũng đã thẳng thắn chỉ ra một số tồn tại, khó khăn, trong đó nhiều điểm trường (13 trường mầm non, 9 trường tiểu học và 1 trường THCS có điểm lẻ; trung tâm GDNN-GDTX đang phải bố trí tại 2 địa điểm nhưng đều chật hẹp); đội ngũ giáo viên thiếu cân đối giữa các môn học; tỷ lệ giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh ở một số trường THPT còn thấp, đặc biệt cơ sở vật chất trường học còn nhiều khó khăn, hạn chế (hiện có 13 trường đã hết thời hạn công nhận đạt chuẩn).

Hương Sơn bàn giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo

Bí thư Huyện ủy Bùi Nhân Sâm mong Sở Giáo dục – Đào tạo quan tâm ưu tiêu hỗ trợ huyện về đầu tư cơ sở vật chất, đồng thời nâng cao chất lượng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trên địa bàn.

Thời gian tới, huyện tiếp đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý giáo dục, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục gắn với trách nhiệm của người đứng đầu; tiếp tục rà soát, triển khai quy hoạch mạng lưới trường lớp; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đảm bảo tốt nhất yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục.

Hương Sơn bàn giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo

Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo Đặng Thị Quỳnh Diệp phát biểu tại buổi làm việc.

Phát biểu tại cuộc họp, Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo Đặng Thị Quỳnh Diệp cho rằng: Từ những đề xuất kiến nghị của huyện, sở sẽ quan tâm đến việc tăng cường kiểm tra hành chính, kiểm tra chuyên môn để nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo chuyên môn và hướng dẫn, định hướng cho các trường trực thuộc; quan tâm bố trí đủ đội ngũ giáo viên, nhân viên phụ trách thiết bị cho các trường THPT.

Cùng với đó, đề xuất với tỉnh ưu tiên bố trí các chương trình, dự án, kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị để hỗ trợ các trường thuộc địa bàn khó khăn, miền núi, biên giới, nhất là phòng học và nhà vệ sinh... để nâng cao chất lượng giáo dục.

Chủ đề Hướng nghiệp dạy nghề

Đọc thêm

Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Ngôi trường làng đẹp như tranh vẽ ở Hà Tĩnh

Trường Mầm non Thụ Lộc (xã Phù Lưu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) được xây dựng từ nguồn Quỹ Thiện Tâm - Tập đoàn Vingroup và nguồn xã hội hóa của địa phương. Ngôi trường khang trang, góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Những tiết học không smartphone tại Hà Tĩnh

Những tiết học không smartphone tại Hà Tĩnh

Nhiều trường học trên địa bàn Hà Tĩnh thời gian qua đã có những cách làm hay trong việc quản lý học sinh sử dụng điện thoại thông minh, giúp các em tập trung hơn cho việc học.