Huyện miền núi Hà Tĩnh chật vật với tiêu chí giao thông nông thôn

(Baohatinh.vn) - Giá nguyên vật liệu xây dựng cao gấp nhiều lần so với vùng đồng bằng nên việc hoàn thành tiêu chí đường giao thông nông thôn ở huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) gặp nhiều khó khăn.

Thôn Hương Đồng, xã Lộc Yên (Hương Khê) triển khai làm đường bê tông nông thôn có chiều dài gần 600m. Công tác hiến đất, giải phóng mặt bằng đã hoàn tất nhiều tháng nay nhưng chưa mét đường nào được đổ bê tông bởi chi phí vật liệu xây dựng quá cao, quá sức đóng góp của người dân.

Huyện miền núi Hà Tĩnh chật vật với tiêu chí giao thông nông thôn

Thôn Hương Đồng đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc bê tông hoá các tuyến đường.

Ông Trần Đình Luyến – Trưởng thôn Hương Đồng chia sẻ: Người dân ở đây rất tha thiết muốn có tuyến đường khang trang, sạch đẹp, thuận tiện đi lại nhưng “lực bất tòng tâm”. Toàn thôn huy động sức dân chỉ mới được hơn 30 triệu đồng để mua nguyên vật liệu như đá, cát. Trong khi đó, tuyến đường này phải cần đến hơn 250 triệu đồng.

“Nguyên vật liệu ở đây phải mua tại một số mỏ trên địa bàn huyện, cách xa vài chục cây số kéo theo chi phí tăng cao. Tính ra, muốn hoàn thành đoạn đường trên thôn phải khất nợ 2 năm sau mới trả được hết...” – ông Luyến bày tỏ.

Huyện miền núi Hà Tĩnh chật vật với tiêu chí giao thông nông thôn

Muốn xây dựng hệ thống đường bê tông từ nguồn đóng góp của người dân thì phải 2 năm nữa, thôn Hương Đồng mới góp đủ kinh phí để làm tuyến đường này.

Chủ tịch UBND xã Lộc Yên Nguyễn Văn Hưng cho rằng: Muốn về đích nông thôn mới (NTM) trong năm 2020, trước hết, xã Lộc Yên phải đạt tiêu chí về giao thông nông thôn. Tuy nhiên, chi phí vật liệu xây dựng đường giao thông nông thôn là vấn đề hết sức nan giải do có giá cao hơn gấp 2 – 3 lần so với các vùng đồng bằng, trong khi đó, nguồn thu của xã hạn hẹp, sức dân có hạn.

Huyện miền núi Hà Tĩnh chật vật với tiêu chí giao thông nông thôn

Chủ tịch UBND xã Lộc Yên Nguyễn Văn Hưng (bìa trái) trao đổi với PV về khó khăn trong thực hiện tiêu chí giao thông nông thôn

“Xã hiện có nguồn nguyên vật liệu xây dựng tại chỗ nhưng không được phép khai thác do chưa được quy hoạch mỏ. Nếu được tận dụng nguồn vật liệu này dưới sự quản lý, giám sát chặt chẽ của chính quyền địa phương để xây dựng các công trình NTM sẽ giảm được gánh nặng cho người dân, công trình sẽ được đẩy nhanh tiến độ” – Chủ tịch UBND xã Lộc Yên Nguyễn Văn Hưng trăn trở.

Khó khăn hơn, xã Hương Bình còn 10 km tuyến đường giao thông nông thôn chưa hoàn thành. Nhưng năm nay, các thôn chỉ “dám” đăng ký làm 1,3 km vì không đủ nguồn lực để mua vật liệu xây dựng.

Huyện miền núi Hà Tĩnh chật vật với tiêu chí giao thông nông thôn

Đường giao thông ở xã Hương Bình xuống cấp

“Chung tay xây dựng NTM, thôn Bình Trung chúng tôi dù khó khăn nhưng đã huy động mỗi hộ đóng góp bình quân hơn 3 triệu đồng đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn. Giờ còn lại 500m đường giao thông nhưng nếu giá vật liệu xây dựng rẻ như ở vùng đồng bằng thì chúng tôi vẫn đủ sức làm”, ông Lê Đăng Thọ - Trưởng thôn Bình Trung, xã Hương Bình cho hay.

Thực trạng trên là khó khăn chung của tất cả các xã trên địa bàn huyện miền núi Hương Khê, nhất là đối với 4 xã đang phấn đấu đạt chuẩn NTM trong năm 2020: Hương Xuân, Hương Giang, Hương Bình và Lộc Yên.

Theo Phó chủ tịch UBND huyện Phan Kỳ, Hương Khê có 3 con sông (sông Rào Trổ, Ngàn Sâu, sông Triêm) chảy qua địa bàn nên có trữ lượng vật liệu xây dựng thông thường tương đối lớn. Nhưng, toàn huyện hiện chỉ có 1 mỏ cát xây dựng ở xã Phúc Đồng được cấp phép khai thác.

Qua rà soát, nhu cầu làm đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng, kênh mương bê tông nội đồng trên địa bàn huyện trong năm 2020 cần khối lượng 50.000 m³ đá cuội trộn bê tông; 15.000 m³ cát và 30.000 m³ đá cuội sông lót nền.

Huyện miền núi Hà Tĩnh chật vật với tiêu chí giao thông nông thôn

Hương Bình cũng đang gặp khó với vật liệu xây dựng các tuyến đường.

“Để thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, huyện rất mong tỉnh xem xét cho phép quy hoạch thêm các mỏ đất, cát, đá hoặc được cải tạo kết hợp tận thu tạo thuận lợi cho xây dựng các công trình NTM trên địa bàn, đảm bảo theo yêu cầu quy định” – ông Phan Kỳ cho biết thêm.

Được biết, đến nay toàn huyện Hương Khê mới làm được 6,5/364,4 km đường giao thông nông thôn theo kế hoạch năm 2020.

Chủ đề Xây dựng nông thôn mới

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.