Khắc ghi lời dạy của Người

(Baohatinh.vn) - Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày Bác Hồ đi xa, nhưng những lời động viên, khen ngợi và dặn dò của Bác trong lần gặp gỡ cách đây 57 năm vẫn vẹn nguyên trong ký ức của bà Lê Thị Hiền ở tổ dân phố Hòa Bình, phường Văn Yên (TP Hà Tĩnh).

Mỗi dịp tháng 5 về, ngôi nhà trong ngõ nhỏ của bà Lê Thị Hiền lại đón thêm nhiều lượt khách. Dẫu đã bước sang tuổi 86, nhiều dấu mốc trong cuộc đời bà không còn nhớ rõ, nhưng câu chuyện về lần gặp Bác duy nhất trong đời vẫn luôn là ký ức khắc sâu trong tâm khảm. Mỗi lần kể lại cho các bạn trẻ, cho con cháu hôm nay, dòng hồi ức ấy vẫn tràn ngập không khí của những năm tháng tuổi trẻ và niềm tự hào được gặp Bác.

Khắc ghi lời dạy của Người

Mỗi dịp kỷ niệm ngày sinh của Người, bà Hiền lại kể cho con cháu nghe câu chuyện về lần được gặp Bác.

“Tháng 6/1966, với vai trò là Phó Chủ nhiệm Hợp tác xã Lý Tự Trọng (xã Thạch Yên, huyện Thạch Hà, nay là phường Văn Yên, TP Hà Tĩnh) - HTX tiên tiến của tỉnh lúc bấy giờ, tôi được cùng đoàn công tác Hà Tĩnh ra Bắc học tập mô hình sản xuất ở Thái Bình, rồi về thăm Thủ đô Hà Nội. Cũng không thể ngờ, trong đợt công tác này, chúng tôi lại được đón nhận niềm vinh dự lớn được gặp Bác Hồ, đó là năm tôi 29 tuổi” - bà Hiền bắt đầu câu chuyện của mình.

Ngày ấy, đoàn Hà Tĩnh có 41 người, nhưng chỉ có 4 nữ. Sau khi dặn thư ký dành 1 tiếng đồng hồ cho đoàn Hà Tĩnh, Bác bắt đầu hỏi thăm từng người. Đến lượt tôi, Bác hỏi: Cháu làm việc gì, cháu ở đâu? Sau khi nghe tôi trả lời, Bác nói: Con gái Hà Tĩnh rất giỏi, rất thông minh, gan dạ. Nhưng các cháu phải cố gắng vươn lên, muốn nam giới coi trọng thì giao việc gì cũng phải làm được. Rồi Bác dặn tôi: Cháu là cán bộ nữ phụ trách HTX thì phải chăm lo hoạt động giải phóng phụ nữ, phải xây dựng nhà trẻ, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia lao động sản xuất để nam giới tham gia đi chiến trường…

Trong 1 tiếng đồng hồ, ngoài việc hỏi thăm tình hình Hà Tĩnh cũng như thành viên trong đoàn, Bác còn dành thời gian cho chúng tôi trao đổi với Bác. Nhưng được gặp Người, chúng tôi ai cũng xúc động không nói nên lời, cả đoàn chỉ xin được chụp cùng Bác một tấm hình lưu niệm.

Khắc ghi lời dạy của Người

57 năm đã trôi qua nhưng câu chuyện về lần gặp Bác duy nhất trong đời vẫn luôn là ký ức khắc sâu trong tâm khảm của bà Hiền.

Sau chuyến công tác trở về, bà Hiền đã báo cáo với Đảng bộ và Nhân dân xã về những điều Bác căn dặn. Quyết tâm thực hiện lời dạy ấy, việc xây dựng nhà trẻ tập trung đã được chính quyền địa phương và người dân hết sức quan tâm, đồng tình ủng hộ. Nhờ thế, Thạch Yên đã trở thành xã đầu tiên tập trung các nhóm trẻ ở thôn xóm về một mối và xây dựng được nhà trẻ khang trang. Đây cũng là một trong những nhà trẻ đạt danh hiệu tiên tiến trong toàn tỉnh lúc bấy giờ.

Khắc ghi lời dạy của Người

Bà Hiền (người thứ 2 bên trái Bác Hồ) và cán bộ đoàn Hà Tĩnh chụp ảnh lưu niệm cùng Bác.

Khắc ghi lời dạy của Người, trong suốt những năm cống hiến cho quê hương, dù công việc thay đổi với nhiều vị trí khác nhau: Phó Chủ nhiệm HTX, Chủ nhiệm HTX Lý Tự Trọng, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Chủ tịch xã, Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Thạch Yên, bà Hiền vẫn tự nhắc nhở mình: làm người cán bộ phải nêu gương, phải tận tụy với công việc, phục vụ lợi ích chung.

Chính vì thế, bà luôn không ngừng nỗ lực học hỏi để nâng cao trình độ; khởi xướng các phong trào thi đua lao động sản xuất ở địa phương như: vận động chị em tham gia công tác xã hội, phát triển phong trào thanh niên nuôi bèo hoa dâu, phụ nữ làm thủy lợi, cải tạo bờ vùng bờ thửa, tham gia các hoạt động hòa giải tại địa phương để góp phần cùng các cấp hội phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc…

Khắc ghi lời dạy của Người

Cùng với việc khắc ghi lời dặn dò của Bác, bức ảnh lưu niệm cũng được bà Hiền nâng niu cất giữ cẩn thận.

Say sưa, nhiệt huyết với công việc, mãi đến năm 70 tuổi, bà mới thôi hết các vai trò công tác xã hội nhưng vẫn luôn là người đồng hành, tư vấn tin cậy cho mọi phong trào ở địa phương. Bởi bà luôn nhớ: Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng là tấm gương làm việc suốt đời không ngơi nghỉ.

Từ tuổi 20 đã tham gia hoạt động phong trào ở địa phương cho đến nay, bà Hiền luôn là tấm gương sáng, nhiều lần được vinh danh tại các hội nghị điển hình tiên tiến của huyện, tỉnh và cả nước, được tặng Huy hiệu Bác Hồ về công tác giải phóng phụ nữ.

Ký ức về lần gặp Bác, những lời dặn dò ân cần của Bác vẫn hằn sâu trong tâm trí của bà. Để đến hôm nay, qua câu chuyện kể của bà, càng khắc họa rõ nét chân dung của Người - tấm gương vẹn toàn về đạo đức, phong cách để thế hệ cháu con không ngừng nhắc nhở mình phải học tập, góp sức xây dựng quê hương, đất nước đàng hoàng hơn, to đẹp hơn.

Chủ đề Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Chủ đề KỶ NIỆM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.