Khám phá 3 di sản thế giới nơi ngôi làng cổ hơn 600 năm ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Với nhiều giá trị đặc sắc, Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu, Hoàng Hoa sứ trình đồ và Mộc bản Trường học Phúc Giang (xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đã được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Khám phá 3 di sản thế giới nơi ngôi làng cổ hơn 600 năm ở Hà Tĩnh

Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu, Hà Tĩnh (1689-1943) vừa được UNESCO công nhận Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương (TBD) là bộ sưu tập văn bản viết bằng chữ Hán và chữ Nôm, gồm 48 tư liệu là các sắc phong vua ban, văn bản giao dịch hành chính, các bức trướng mừng thọ... của 3 dòng họ (Nguyễn Huy, Trần Văn và họ Hoàng) tại làng Trường Lưu (nay là xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc). Trong ảnh: Một sắc phong vua Lê ban cho dòng họ Nguyễn Huy, ghi niên hiệu Cảnh Hưng năm thứ 44.

Khám phá 3 di sản thế giới nơi ngôi làng cổ hơn 600 năm ở Hà Tĩnh

Trong 48 tư liệu, có 26 tư liệu là các sắc phong thời kỳ nhà Lê và nhà Nguyễn (1689-1943) tôn vinh - ban thần, ban mỹ tự - trong ban tước, phong chức; 19 văn bản hành chính do chính quyền địa phương gửi cho người dân thuộc xã Trường Lưu dưới thời Nguyễn (1803-1943) và 3 bức trướng tặng cho các cá nhân nhân dịp mừng thọ, đỗ đạt (gồm: bà Phan Thị Trừu - mẹ của Thám hoa Nguyễn Huy Oánh, nhân dịp mừng thọ bà 80 tuổi; khen Nguyễn Huy Quýnh đỗ tiến sỹ; mừng thọ 70 tuổi Nguyễn Huy Cầu).

Khám phá 3 di sản thế giới nơi ngôi làng cổ hơn 600 năm ở Hà Tĩnh

Bức trướng do tự tay Xuân quận công Nguyễn Nghiễm (1708-1776) đề chữ tặng bà Phan Thị Trừu, nhân dịp bà mừng thọ 80 tuổi, nội dung ca ngợi công đức của bà là tấm gương sáng về người mẹ, người phụ nữ...

Khám phá 3 di sản thế giới nơi ngôi làng cổ hơn 600 năm ở Hà Tĩnh

Các tài liệu được Tiến sỹ Nguyễn Huy Mỹ sưu tầm từ các nhà thờ dòng họ, điện thờ... tại làng Trường Lưu. Phần lớn tài liệu được bảo quản cẩn thận, giữ nguyên bản, chữ và con dấu của nhà vua rõ ràng. Đặc biệt, 6/48 tài liệu có nội dung về bình đẳng giới, bao gồm 5 sắc lệnh tôn vinh vai trò của phụ nữ, như: “Thánh Mẫu”, “Thưa bà”, “Tấm gương trung thành hoàn hảo”, "Ví dụ về đức hạnh”…

Khám phá 3 di sản thế giới nơi ngôi làng cổ hơn 600 năm ở Hà Tĩnh

Giáo viên và học sinh Trường Tiểu học Ngô Đức Kế, thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc, xem di sản Văn bản Hán Nôm được trưng bày tại Nhà Văn hóa Trường Lưu, sáng 20/6 (ảnh: Hoàng Nguyên).

Khám phá 3 di sản thế giới nơi ngôi làng cổ hơn 600 năm ở Hà Tĩnh

Được UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á - TBD năm 2018, Hoàng hoa sứ trình đồ" (Hành trình đi sứ Trung Hoa) là cuốn sách cổ được sao chép lại năm 1887 từ bản gốc của Thám hoa Nguyễn Huy Oánh soạn những năm 1765 - 1767 dưới triều vua Lê Hiển Tông. Đây là bản sao chép tay duy nhất do con cháu dòng họ Nguyễn Huy lưu giữ tại tư gia ở làng Trường Lưu.

Khám phá 3 di sản thế giới nơi ngôi làng cổ hơn 600 năm ở Hà Tĩnh

Cuốn sách là tập bản đồ ghi chép với nhiều hình ảnh, thông tin phong phú, quý giá về hành trình đi sứ của sứ thần Đại Việt thế kỷ XVIII do Đình nguyên Thám hoa Nguyễn Huy Oánh (1713-1789) biên tập, hiệu đính và chú thích trong các năm 1765-1768, từ các tài liệu của các thế hệ đi trước, đồng thời bổ sung các chi tiết liên quan đến chuyến đi năm 1766-1767 do ông làm Chánh sứ.

Khám phá 3 di sản thế giới nơi ngôi làng cổ hơn 600 năm ở Hà Tĩnh

Tác phẩm thể hiện tài năng quan sát và trí óc tưởng tượng, hình dung siêu việt của Thám hoa Nguyễn Huy Oánh trong việc phác thảo, đồ họa lại con đường đi sứ từ Việt Nam sang Trung Quốc với điểm nhìn từ trên cao. Trong ảnh: Cửa khẩu Đại Việt vào Trung Hoa được phác họa trong “Hoàng hoa sứ trình đồ”.

Khám phá 3 di sản thế giới nơi ngôi làng cổ hơn 600 năm ở Hà Tĩnh

Hoàng hoa sứ trình đồ được đánh giá là tác phẩm quý hiếm và độc đáo, có giá trị nhiều mặt: địa lý, lịch sử, chính trị, ngoại giao, văn hoá, phong tục, nghệ thuật... và là cuốn sách độc đáo hiếm gặp về hành trình đi sứ mà một dòng họ lưu giữ được cho đến hiện nay. Trong ảnh: Một bản sao cuốn sách được trưng bày tại Trung tâm Văn hóa Trường Lưu (xã Kim Song Trường, Can Lộc).

Khám phá 3 di sản thế giới nơi ngôi làng cổ hơn 600 năm ở Hà Tĩnh

Được Ủy ban UNESCO công nhận công nhận là Di sản tư liệu thế giới khu vực châu Á - TBD vào năm 2016, Mộc bản Trường học Phúc Giang được đánh giá là những cổ vật quý hiếm, duy nhất, cổ nhất về giáo dục của một dòng họ còn lưu giữ được ở Việt Nam.

Khám phá 3 di sản thế giới nơi ngôi làng cổ hơn 600 năm ở Hà Tĩnh

Mộc bản bằng bản gỗ (cây thị đực) khắc chữ Hán - Nôm ngược theo thể chân thư cùng ấn triển gia huy của dòng họ Nguyễn Huy có thời gian từ năm 1758 đến 1788, dùng để in dập các bộ sách phục vụ việc dạy và học của dòng họ Nguyễn Huy (làng Trường Lưu). Trong ảnh: Một số mộc bản Trường học Phúc Giang được trưng bày tại Bảo tàng Hà Tĩnh.

Khám phá 3 di sản thế giới nơi ngôi làng cổ hơn 600 năm ở Hà Tĩnh

Mộc bản lưu giữ các bút tích, ấn triện, gia huy, dấu khẳng định bản quyền của 5 nhà giáo, nhà văn, nhà thơ trong một gia đình 3 thế hệ ở thế kỷ XVIII: ông Nguyễn Huy Tựu (1690-1750); các con: Nguyễn Huy Oánh (1713-1789), Nguyễn Huy Cự (1717-1775), Nguyễn Huy Quýnh (1734-1785) và cháu Nguyễn Huy Tự (1743 - 1790).

Khám phá 3 di sản thế giới nơi ngôi làng cổ hơn 600 năm ở Hà Tĩnh

Từ trên 2.000 mộc bản, mỗi năm Thư viện Phúc Giang xuất bản trên 400 cuốn sách chữ Hán và chữ Nôm phục vụ cho việc dạy học. Hiện nay, trong 2.000 mộc bản còn lại 391 bản được lưu giữ tại làng Trường Lưu (trong đó 383 bản ở nhà thờ Nguyễn Huy Oánh, Nguyễn Huy Tự và 8 bản ở Bảo tàng Hà Tĩnh).

Khám phá 3 di sản thế giới nơi ngôi làng cổ hơn 600 năm ở Hà Tĩnh

Du khách tham quan Mộc bản Trường học Phúc Giang, được trưng bày tại Nhà Văn hóa Trường Lưu, xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc (Ảnh: Hoàng Nguyên).

Khám phá 3 di sản thế giới nơi ngôi làng cổ hơn 600 năm ở Hà Tĩnh

Tiến sỹ Nguyễn Huy Mỹ, người có công lớn trong việc sưu tầm và giới thiệu các di sản văn hóa Trường Lưu ra thế giới và trình lên UNESCO. Trong ảnh: Ông Mỹ đang giới thiệu về 3 di sản tư liệu ký ức thế giới cuảTrường Lưu với du khách tham quan (Ảnh: Hoàng Nguyên).

Khám phá 3 di sản thế giới nơi ngôi làng cổ hơn 600 năm ở Hà Tĩnh

Có tuổi đời hơn 600 năm, làng cổ Trường Lưu (xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc) sở hữu hệ thống di tích đặc sắc, trong đó: Mộc bản trường học Phúc Giang, Hoàng Hoa sứ trình đồ, Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu được UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Nhân kỷ niệm 310 năm năm sinh Thám hoa Nguyễn Huy Oánh (1713 - 2023), 280 năm năm sinh danh nhân Nguyễn Huy Tự (1743 - 2023), 240 năm năm sinh danh nhân Nguyễn Huy Hổ (1783 - 2023) và đón bằng công nhận Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu là di sản tư liệu Chương trình ký ức thế giới Khu vực châu Á - TBD, huyện Can Lộc phối hợp với Tiến sỹ Nguyễn Huy Mỹ tổ chức trưng bày, giới thiệu hiện vật 3 di sản tại Trung tâm Văn hóa Trường Lưu (xã Kim Song Trường).

Thời gian trưng bày đón khách tham quan diễn ra từ ngày 20/6-24/6/2023.

Chủ đề Di sản văn hóa làng Trường Lưu

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống