Khẩn trương triển khai các phương án ứng phó bão số 4

(Baohatinh.vn) - Trước diễn biến phức tạp của cơn bão số 4, sáng nay (25/7), tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì hội nghị trực tuyến triển khai các biện pháp ứng phó. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn và Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt điều hành điểm cầu Hà Tĩnh.

khan truong trien khai cac phuong an ung pho bao so 4

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, trong 24 giờ tới, bão số 4 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km. Chiều tối (25/7), khoảng từ 16h – 19h, bão di chuyển lệch hướng Tây và sẽ đi vào Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới.

Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-60km/giờ), giật cấp 8-9. Trong các ngày từ 25 đến 26/7, khu vực Hà Tĩnh dự báo sẽ xảy ra một đợt mưa lớn diện rộng, với lượng mưa cả đợt phổ biến từ 100 - 200mm, có nơi trên 250mm. Trên sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố, khả năng xảy ra một đợt lũ với đỉnh lũ dự báo ở mức báo động I - II, có nơi trên báo động II.

Tại cuộc họp 6 địa phương trọng điểm từ Thanh Hóa - Quảng Bình báo cáo với Ban chỉ đạo PCLB-TKCN trung ương về công tác triển khai công tác ứng phó với cơn bão số 4.

Tại điểm cầu Hà Tĩnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cho biết: Ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Hà Tĩnh đã có Công điện số 08/CĐ-PCTT ngày 22/7/2017, Công điện số 09/CĐ-PCTT ngày 23/7/2017 về việc chủ động ứng phó với bão số 4. Theo đó, thông tin, thông báo kêu gọi tàu thuyền đang hoạt động trên biển vào bờ neo đậu an toàn.

khan truong trien khai cac phuong an ung pho bao so 4

Sau cuộc họp này, UBND tỉnh sẽ tổ chức quán triệt để các ngành, các địa phương tổ chức triển khai ngay các phương án nhằm chủ động ứng phó với tình hình mưa lũ và diễn biến bão số 4.

Các đơn vị, địa phương ven biển tiếp tục kêu gọi tàu thuyền còn lại đang hoạt động trên bển về nơi tránh trú; hướng dẫn sắp xếp việc neo đậu an toàn; chủ động sơ tán người dân tại các vùng thấp trũng khi xẩy ra bão, lũ; vận hành các hệ thống tiêu thoát lũ để chủ động tiêu úng kịp thời khi có mưa lớn, tuyệt đối không để ngập úng diện tích lúa hè thu và hoa màu do mưa, lũ gây ra...

Toàn tỉnh có 6.102 tàu thuyền với 17.676 lao động. Tính đến 22h ngày 24/7/2017, còn 7 phương tiện/30 lao động ở vùng biển Hà Tĩnh đang trên đường vào bờ; số còn lại đã vào nơi tránh trú. Hiện có 17 phương tiện/105 lao động của các tỉnh bạn đang trú ẩn tại các khu tránh trú bão ở Hà Tĩnh.

Kết luận cuộc họp, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao việc chủ động ứng phó cơn bão số 4 của các tỉnh nằm trong vùng trọng điểm. Tuy nhiên, đây là cơn bão “trái mùa” và với nhiều đặc điểm bất thường nên không thể chủ quan mà cần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc.

Bộ trưởng đề nghị cơ quan khí tượng tiếp tục theo dõi, thông tin diễn biến của cơn bão số 4; các địa phương khẩn trương tập trung triển khai phương án ứng phó, tiếp tục kêu gọi tàu thuyền vào nơi trú ẩn an toàn, đặc biệt sắp xếp neo đậu và tuyệt đối không cho tàu thuyền ra khơi khi xẩy ra mưa bão.

Ngoài ra, rà soát lại mực nước các hồ đập thủy điện, thủy lợi để có phương án vận hành điều tiết đảm bảo an toàn cho công trình và người dân vùng hạ du; đề phòng lũ ống, lũ quét và diện tích sản xuất nông nghiệp, NTTS để có phương án ứng phó kịp thời và hiệu quả...

Chủ đề TẬP TRUNG ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ MƯA LŨ

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.