Không ngừng nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác giảm nghèo ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Những năm qua, ngành LĐ-TB&XH Hà Tĩnh chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức để nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo, từ đó, góp phần triển khai hiệu quả các chương trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.

Không ngừng nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác giảm nghèo ở Hà Tĩnh

Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Đặng Văn Dũng quán triệt một số nội về chủ trương, cơ chế, chính sách Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025 do Sở LĐ-TB&XH tổ chức vào tháng 8/2022.

Theo Sở LĐ-TB&XH, toàn tỉnh hiện có hơn 13.800 cán bộ, công chức làm công tác giảm nghèo, trong đó, cấp tỉnh có 40 người, cấp huyện có 156 người, cấp xã có 1.728 người và cấp thôn có 11.952 người.

Ngành LĐ-TB&XH đã triển khai nhiều hoạt động nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo. Hằng năm, Sở LĐ-TB&XH tham mưu Ban Chỉ đạo giảm nghèo tỉnh, các ngành chức năng, các huyện, thành phố, thị xã xây dựng và triển khai kế hoạch tập huấn nâng cao năng lực cho 100% đội ngũ cán bộ tham gia công tác giảm nghèo các cấp.

Không ngừng nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác giảm nghèo ở Hà Tĩnh

Lớp tập huấn hướng dẫn triển khai các cơ chế, chính sách Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025 góp phần nâng cao năng lực cho gần 600 cán bộ, chuyên viên phụ trách theo dõi chương trình giảm nghèo thuộc các sở, ngành, đoàn thể các cấp.

Từ đầu năm 2022 đến nay, Sở LĐ-TB&XH đã tập huấn, hướng dẫn triển khai các cơ chế, chính sách Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2021 - 2025 cho 600 cán bộ, chuyên viên phụ trách theo dõi chương trình giảm nghèo thuộc các sở, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã trong toàn tỉnh. Đồng thời, tập huấn nâng cao năng lực cho gần 1.000 cán bộ đội ngũ làm công tác giảm nghèo cấp xã.

Không ngừng nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác giảm nghèo ở Hà Tĩnh

Thành viên Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2022 - 2025 ở các sở, ngành và các huyện, thành phố, thị xã tham gia tập huấn, hướng dẫn quy trình về việc rà soát đối tượng.

Nội dung đào tạo, tập huấn tập trung vào giới thiệu, phổ biến các chủ chương, chính sách quy định mới của Nhà nước, của tỉnh về lĩnh vực giảm nghèo; xây dựng kế hoạch, chương trình giảm nghèo, đánh giá kết quả thực hiện chương trình hằng năm; tập huấn nâng cao năng lực trong công tác kiểm tra, giám sát các chương trình, dự án giảm nghèo về y tế, giáo dục, bảo hiểm; công tác lập báo cáo; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hộ nghèo…

Huyện Đức Thọ có 23 cán bộ cấp xã, thị trấn và gần 190 trưởng thôn, xóm, tổ dân phố phụ trách công tác giảm nghèo. Những năm qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, kỹ năng hoạt động cho đội ngũ này được ngành và địa phương chú trọng.

Không ngừng nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác giảm nghèo ở Hà Tĩnh

Cán bộ Sở LĐ-TB&XH hướng dẫn nghiệp vụ rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định hộ gia đình làm nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình năm 2022 cho đội ngũ điều tra viên trên địa bàn huyện Đức Thọ.

Ông Nghiêm Hoàng Tuấn - Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Đức Thọ cho biết: “Hằng năm, huyện đều tổ chức các lớp tập huấn cho toàn bộ cán bộ từ cấp huyện đến cơ sở về công tác giảm nghèo. Qua đó, từng bước nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo cũng như nâng cao hiệu quả triển khai các chương trình, dự án giảm nghèo. Đến nay, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện còn trên 4,24% , tỷ lệ hộ cận nghèo trên 5% theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều”.

Không ngừng nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác giảm nghèo ở Hà Tĩnh

Hơn 200 đại biểu đại diện lãnh đạo UBND, công chức Văn hóa - Xã hội xã, thị trấn, thôn trưởng, tổ trưởng tổ dân phố trên địa bàn huyện Đức Thọ tham gia tập huấn nghiệp vụ rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định hộ gia đình làm nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình năm 2022.

Tham gia tập huấn nghiệp vụ giúp đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở địa phương, cơ sở nắm được quy định thay đổi theo thông tư, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều cho từng giai đoạn; nắm được đối tượng áp dụng, phương pháp, thời điểm rà soát, quy trình và hệ thống mẫu biểu rà soát, mẫu biểu tổng hợp báo cáo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo… để từ đó thực hiện hiệu quả, chính xác công tác điều tra rà soát, hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.

Không ngừng nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác giảm nghèo ở Hà Tĩnh

Cán bộ Văn hóa - Xã hội xã Lâm Trung Thủy, huyện Đức Thọ tuyên truyền, phổ biến chính sách để hộ nghèo, cận nghèo được tiếp cận nhanh chóng nguồn vốn ưu đãi, các chính sách an sinh xã hội đầy đủ.

Chị Nguyễn Thị Hiếu - công chức Văn hóa - xã hội xã Lâm Trung Thủy, huyện Đức Thọ cho biết: “Hằng năm, trước khi thực hiện công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, tôi và các điều tra viên của xã được tham gia tập huấn về chuyên môn. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng nghiêm túc nghiên cứu các văn bản, hướng dẫn của Chính phủ, của Bộ LĐ-TB&XH về công tác giảm nghèo để nắm vững kiến thức, các tiêu chí, quy trình thực hiện công tác giảm nghèo. Quá trình thực hiện nhiệm vụ, chúng tôi nỗ lực phát huy năng lực, tích lũy và rút kinh nghiệm từng năm…".

Với những hoạt động tích cực, hiệu quả, đội ngũ làm công tác giảm nghèo toàn tỉnh đã đóng góp quan trọng vào việc thực hiện tốt các tiêu chí về giảm nghèo và mục tiêu giảm nghèo bền vững. Theo đó, năm 2021, Hà Tĩnh đã triển khai kịp thời, đồng bộ các cơ chế, chính sách về giảm nghèo của Chính phủ, đồng thời ban hành chính sách giảm nghèo đặc thù của địa phương nhằm góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Năm 2021, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2022 - 2025 là 4,68%, tỷ lệ hộ cận nghèo là 5,09%.

Từ đầu năm 2022 đến nay, toàn tỉnh đã có 1.388 lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo được vay vốn ưu đãi từ ngân hàng chính sách xã hội với tổng số tiền gần 83 tỷ đồng; hỗ trợ BHYT cho 21.997 người thuộc hộ nghèo, 42.071 người thuộc hộ cận nghèo, 300.491 người thuộc hộ làm nông, lâm, ngư và diêm nghiệp có mức sống trung bình với tổng kinh phí hơn 82 tỷ đồng.

Trong thời gian tới, ngành LĐ-TB&XH tiếp tục tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp, nhất là đối với cơ sở; đổi mới phương thức triển khai thực hiện nhằm tạo điều kiện cho người dân tiếp cận, hưởng thụ đầy đủ các chính sách giảm nghèo của trung ương, của tỉnh.

Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Đặng Văn Dũng

Chủ đề Lao động việc làm

Đọc thêm

Xứng danh "Doanh nghiệp vì người lao động"

Xứng danh "Doanh nghiệp vì người lao động"

Thực hiện đầy đủ chế độ theo quy định, đảm bảo việc làm, thu nhập cho công nhân, các doanh nghiệp ở Hà Tĩnh đang nỗ lực để xứng đáng với danh hiệu “Doanh nghiệp vì người lao động”.