Khu xử lý chất thải rắn huyện Hương Khê đảm bảo các yếu tố liên quan!

(Baohatinh.vn) - Dự án Khu xử lý chất thải rắn huyện Hương Khê đã chính thức được triển khai. Dự án đã thực hiện đầy đủ các quy trình và đảm bảo tất cả các yếu tố về đánh giá tác động môi trường, kinh tế - xã hội.

Vị trí thi công dự án được lựa chọn đảm bảo tính khoa học

Từ năm 2017 đến nay, huyện Hương Khê không có khu xử lý rác nên lượng rác thải sinh hoạt phát sinh chưa được thu gom, xử lý. Điều này, dẫn đến tình trạng tồn đọng, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Khu xử lý chất thải rắn huyện Hương Khê đảm bảo các yếu tố liên quan!

Tình trạng tồn đọng rác thải, gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn huyện Hương Khê xảy ra thường xuyên.

Năm 2017, huyện Hương Khê lên kế hoạch xây dựng dự án khu xử lý chất thải rắn và được phê duyệt tại vùng Khe Nác, xã Gia Phố với tổng nguồn vốn được bố trí là 23,317 tỷ đồng. Tuy nhiên, một số người dân xã Gia Phố, Hương Thuỷ kiến nghị chuyển vị trí khu xử lý chất thải rắn sang vị trí khác.

Sau khi xem xét, chính quyền và người dân đã nhất trí sẽ triển khai tại khoảnh 6, tiểu khu 208, xã Hương Thủy, cách vị trí Khe Nác, xã Gia Phố 400m (điều chỉnh vào tháng 3/2018).

Quá trình triển khai dự án, một số hộ dân ở thôn Phú Cường (xã Gia Phố) và thôn 1 (xã Hương Thủy) tiếp tục đề nghị chuyển vào vùng Trọ Khướu - Trao Tráo, thuộc khoảnh 6, tiểu khu 208 (xã Hương Thủy) cách vị trí đã được UBND tỉnh phê duyệt 400 m.

Khu xử lý chất thải rắn huyện Hương Khê đảm bảo các yếu tố liên quan!

Khu xử lý chất thải rắn huyện Hương Khê đã triển khai xây dựng tại khoảnh 6, tiểu khu 208, xã Hương Thủy.

Để làm rõ kiến nghị của người dân, ngành TN&MT Hà Tĩnh đã phối hợp với Viện Công nghệ môi trường - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam khảo sát, phân tích, đánh giá, so sánh các điều kiện đảm bảo của vị trí, mang tính khách quan, khoa học.

Theo đó, tại báo cáo của Viện Công nghệ môi trường ngày 21/6/2019 nêu rõ: Khoảng cách khu xử lý đặt tại khoảnh 6, tiểu khu 208 khu dân cư gần nhất là 880m (trong khi đó khoảng cách vị trí mà một số hộ dân đề xuất tại vị trí tại Trọ Khướu - Trao Tráo đến khu dân cư gần nhất là 520m).

Về điều kiện thi công xây dựng và hiệu quả kinh tế, việc thực hiện dự án tại vị trí này sẽ an toàn nhờ địa hình bằng phẳng, kinh phí thấp hơn (23,3 tỷ đồng); còn vị trí đề xuất lần 2 sẽ khó khăn, dễ xảy ra sạt lở khi có mưa, không an toàn do địa hình đồi cao, dốc, không ổn định lâu dài, chi phí đầu tư lớn (gần 40 tỷ đồng).

Khu xử lý chất thải rắn huyện Hương Khê đảm bảo các yếu tố liên quan!

Các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ thi công

Về ảnh hưởng của nước mưa chảy tràn, tại vị trí được phê duyệt nước mưa được tách riêng biệt với nước thải, không ô nhiễm và được thu gom bằng hệ thống mương bê tông.

Khu xử lý chất thải rắn huyện Hương Khê tại khoảnh 6, tiểu khu 208, xã Hương Thủy được Viện Công nghệ môi trường kết luận phù hợp và đảm bảo tất cả các yếu tố về môi trường, KT-XH.

Trước khi triển khai xây dựng, dự án cũng đã được UBND tỉnh phê duyệt báo cáo tác động môi trường tại số 2971/QĐ - UBND ngày 23/8/2021.

Đảm bảo điều kiện thi công, tuân thủ quy chuẩn môi trường

Ngày 28/2 vừa qua, khu xử lý chất thải rắn tại huyện Hương Khê chính thức được triển khai thi công. Đơn vị thi công đang huy động lực lượng, máy móc tiến hành phát quang, bóc tầng phong hoá vùng dự án. Quá trình triển khai sẽ có sự hỗ trợ của lực lượng quân sự, công an và chính quyền địa phương, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho công tác thi công.

Khu xử lý chất thải rắn huyện Hương Khê đảm bảo các yếu tố liên quan!

Phối cảnh chung dự án.

Theo thiết kế, dự án có diện tích 14.143 m2, tổng mức đầu tư 23,3 tỷ đồng; bao gồm các hạng mục như: nhà trực, trạm cân, nhà điều hành, nhà phân loại rác và nhà đặt lò đốt, bể xử lý nước thải, bể nước, bơm nước, trạm biến áp, hàng rào bao quanh...).

Về công nghệ, nhà máy sử dụng lò đốt DCI-1000 do Công ty Cổ phần đầu tư phát triển và Xây dựng Quốc tế cung cấp, đã được Viện Công nghệ môi trường (thuộc Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam) chấp thuận tại Văn bản số 449/VCNMT ngày 12/11/2021. Công suất dự kiến xử lý 1 tấn/giờ, bình quân xử lý 18 - 20 tấn/ngày. Dự kiến đến tháng 8/2022 sẽ hoàn tất, bàn giao đưa vào sử dụng.

Khu xử lý chất thải rắn huyện Hương Khê đảm bảo các yếu tố liên quan!

Quy trình vận hành khu xử lý rác thải sinh hoạt huyện Hương Khê

Ông Nguyễn Xuân Quyền - Trưởng phòng TN&MT huyện Hương Khê cho biết: Việc triển khai xây dựng khu xử lý chất thải rắn nhằm giải quyết nhu cầu bức thiết về thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn, góp phần chung tay bảo vệ môi trường, xây dựng đường làng ngõ xóm xanh - sạch - đẹp - văn minh. Về nhà máy, công nghệ lò đốt DCI -1000 khá hiện đại và có nhiều ưu điểm. Theo tính toán thì nước rỉ rác hầu như không có. Tuy vậy, khi đầu tư, dự án vẫn xây dựng hệ thống thu gom xử lý nước rỉ rác (nếu có) và nước vệ sinh khu vực lò đốt để đảm bảo không thải ra ngoài.

Khu xử lý chất thải rắn huyện Hương Khê đảm bảo các yếu tố liên quan!

Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý khí thải lò đốt

Nước rỉ rác và nước vệ sinh khu vực lò đốt sau khi xử lý bảo đảm đạt quy chuẩn QCVN 25:2009/BTNMT sẽ được tái sử dụng để phục vụ tưới cây xanh trong khuôn viên dự án và làm nguội tro xỉ trước khi đưa vào hố chôn lấp (hố chôn lấp tro xỉ được thiết kế xây dựng theo TCXDVN 261:2001 và che bạt đầy đủ, nếu có nước từ hố chôn lấp tro xỉ cũng được đưa vào hệ thống xử lý).

Khí thải của lò đốt được xử lý bằng các giải pháp trao đổi nhiệt, xyclon thu bụi và hấp thụ bằng nước vôi để xử lý các thành phần hóa học, sau đó qua hấp phụ than hoạt tính đảm bảo xử lý triệt để, đáp ứng quy chuẩn môi trường của Việt Nam QCVN 61-MT:2016/BTNMT.

Tro xỉ sau khi đốt được làm nguội và vận chuyển đưa về tại hố chôn có 4 ngăn, bao bọc bởi lớp màng chống thấm HDPE (Polyme tổng hợp mật độ cao). Sau khi chôn lấp được dùng bạt phủ kín không cho nước mưa chảy vào.

Khu xử lý chất thải rắn huyện Hương Khê đảm bảo các yếu tố liên quan!

Lãnh đạo huyện Hương Khê kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thi công dự án.

Ngoài ra, xung quanh khu vực dự án chỉ có các khe nước nhỏ chảy qua (mùa hè không có nước) và đổ ra sông Ngàn Sâu, cách dự án khoảng 2 đến 2,2km. Cụ thể, cách khu vực dự án khoảng 870 m có đập Làng và khoảng 1.100 m có đập Trạng phục vụ tưới một phần diện tích đất nông nghiệp của xã Hương Thủy. Tuy vậy, dự án nằm ngoài hành lang nên không ảnh hưởng đến 2 con đập này; nước mưa trong khu vực dự án hoàn toàn không chảy về phía Khe Nác và không đổ ra sông Ngàn Sâu.

Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội của huyện tiếp tục phối hợp để tuyên truyền, vận động Nhân dân hưởng ứng chủ trương của tỉnh và huyện về triển khai xây dựng dự án rác thải; không tụ tập, cản trở quá trình thi công. Chính quyền địa phương sẽ tích cực giám sát, đôn đốc nhà thầu thi công đảm bảo tiến độ; chỉ đạo ngành chuyên môn sớm có kế hoạch vận hành nhà máy nhằm kịp thời giải quyết vấn đề rác thải, ô nhiễm môi trường trên địa bàn. Các lực lượng chức năng địa phương cũng sẽ tăng cường nắm bắt tình hình ở cơ sở, đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình tổ chức thi công dự án.

Ông Ngô Xuân Ninh - Chủ tịch UBND huyện Hương Khê

Chủ đề Tài nguyên – môi trường

Đọc thêm

Kỳ vọng của Doanh nghiệp Hà Tĩnh trong năm 2025

Kỳ vọng của Doanh nghiệp Hà Tĩnh trong năm 2025

Năm 2025, cộng đồng doanh nghiệp Hà Tĩnh tiếp tục nỗ lực trong thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu; biến khó khăn thành động lực để vững vàng “rẽ sóng vươn khơi”, đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh.
Ngư dân “xông biển", đón lộc đầu năm

Ngư dân “xông biển", đón lộc đầu năm

Gác lại niềm vui ngày Tết, thời điểm này, bà con ngư dân Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) háo hức chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để rẽ sóng vươn khơi, đánh bắt hải sản trong niềm phấn khởi.
Tết không nghỉ ở Khu kinh tế Vũng Áng

Tết không nghỉ ở Khu kinh tế Vũng Áng

Để đảm bảo nhịp điệu sản xuất tại nhà máy và những công trình trọng điểm, hàng nghìn lao động ở KKT Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn miệt mài làm việc "xuyên" Tết.
Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hơn 1 thập kỷ hình thành và phát triển, HTX Đoàn viên (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã phát triển đa ngành nghề để tạo ra các giá trị kinh tế và đóng góp vì cộng đồng xã hội.
Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Trong những ngày áp Tết, từ các triền đồi, ngả đường đến các phiên chợ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đều mọng đỏ màu cam bù - loại quả đặc sản, đậm dấu phong thổ địa phương…
“Gác” Tết bảo vệ rừng

“Gác” Tết bảo vệ rừng

Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025 cận kề nhưng cán bộ bảo vệ rừng (BVR) ở Hà Tĩnh vẫn đang phải ngày đêm bám rừng, bám trạm, sát địa bàn để bảo vệ màu xanh của các cánh rừng.
Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Nông nghiệp hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với tăng trưởng xanh đang mang đến những giá trị mới, mở ra tiềm năng lớn cho nền sản xuất hiện đại ở Hà Tĩnh.