Kim ngạch thương mại Việt - Lào tăng cao trong nửa đầu năm 2022

Riêng trong tháng 6, thương mai hai chiều giữa Việt Nam-Lào đạt gần 134 triệu USD, tăng 29,9,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó.

Kim ngạch thương mại Việt - Lào tăng cao trong nửa đầu năm 2022

Các phương tiện vận tải hàng hóa đang chờ làm thủ tục thông quan tại Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo. (Ảnh: Thanh Thủy/TTXVN)

Theo phóng viên TTXVN tại Lào, trong nửa đầu năm 2022, kim ngạch thương mai hai chiều giữa Việt Nam-Lào đạt hơn 824 triệu USD tăng 20,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó xuất khẩu đạt hơn 309,4 USD, giảm 6%; nhập khẩu đạt gần 514,6 triệu USD, tăng 45,4%.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Lào, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Lào là xăng dầu tăng 254,7% đạt gần 30,2 triệu USD; hàng rau quả tăng 78,1% đạt gần 22,4 triệu USD; phân bón đạt gần 20,3 triệu USD; dây điện và cáp điện tăng đạt hơn 5 triệu USD; clanke và xi măng tăng 29,1% đạt hơn 1,9 triệu USD; giấy và sản phẩm giấy tăng 12,2% đạt hơn 8,1 triệu USD; hàng dệt may tăng 8,4% đạt hơn 5,43 triệu USD; sản phẩm từ gốm sứ tăng 7,1% đạt hơn 6 triệu USD.

Các mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chủ yếu từ Lào là quặng và khoáng sản khác tăng 41,5% đạt gần 53 triệu USD; phân bón đạt gần 46 triệu USD; gỗ và sản phẩm gỗ đạt gần 76 triệu USD; cao su đạt gần 109,4 triệu USD.

Riêng trong tháng 6, thương mai hai chiều giữa Việt Nam-Lào đạt gần 134 triệu USD, tăng 29,9,5% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Lào đạt gần 54,6 triệu USD, tăng 11,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tiếp theo đà trước đó, một số mặt hàng tiếp tục tăng mạnh: rau quả tăng 102,8% đạt hơn 4 triệu USD (tháng 5/2022 tăng 116,9%); xăng dầu tăng mạnh 611,1% đạt gần 10,5 triệu USD (tháng 5/2022 tăng 266%, đây là tháng thứ 15 tăng liên tiếp sau 27 tháng liên tục giảm kể từ đầu năm 2019); giấy và sản phẩm giấy tăng đạt hơn 1,2 triệu USD; clanke và ximăng đạt hơn 250.000 USD; dây điện và cáp điện đạt gần 2 triệu USD; cà phê tăng 63,3% đạt hơn 174.000 USD.

Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Lào đạt hơn 79,2 triệu USD, tăng 47,1% so với cùng kỳ. Các mặt hàng tiếp tục tăng: phân bón các loại đạt hơn 3,65 triệu USD; cao su đạt hơn 22,7 triệu USD; gỗ và sản phẩm gỗ đạt gần 11,4 triệu USD; hàng hóa khác đạt hơn 35,2 triệu USD.

Như vậy, tháng 6, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Lào đã tăng với mức tăng khá 11,1%, chủ yếu do xuất khẩu xăng dầu tăng mạnh.

Việc tăng kim ngạch xuất khẩu tháng Năm, tháng Sáu khiến tổng kim ngạch 6 tháng tính từ đầu năm nay từ mức giảm -9% đã giảm xuống -6%.

Kim ngạch nhập khẩu từ Lào vẫn tiếp tục tăng do nhu cầu các mặt hàng này vẫn tăng trên thị trường thế giới.

Dự kiến trong tháng 7, kim ngạch xuất khẩu có thể tiếp được đà tăng do nền kinh tế Lào đã tạm thời ổn định sau khi chính phủ phê duyệt gói tín dụng 200 triệu lít xăng dầu, kinh doanh ngoại tệ thắt chặt hơn, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tới Lào kết nối giao thương.

Ở chiều nhập khẩu, kim ngạch vẫn tăng do nhu cầu các mặt hàng từ Lào vẫn tiếp tục tăng vì cuộc xung đột tại Ukraina vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc./.

Theo TTXVN/Vietnam+

Đọc thêm

Đào phai vào mùa tuốt lá

Đào phai vào mùa tuốt lá

Thời điểm này, các chủ vườn đào ở xã Cổ Đạm (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đang tất bật tuốt lá để đào ra nụ và lộc mới, cung ứng ra thị trường vào dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

“Lá chắn” phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh

Hệ thống cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc phòng chống thiên tai ở Hà Tĩnh từng bước được đầu tư theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.