(Baohatinh.vn) - Sáng 17/4, Trung tâm Dạy nghề & Giới thiệu việc làm người tàn tật Hà Tĩnh tổ chức kỷ niệm ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4.
Theo thống kê, hiện toàn tỉnh có hơn 57 nghìn người khuyết tật chưa kể thương binh, bệnh binh. Hàng năm Hà Tĩnh có hơn 20 nghìn người khuyết tật có nhu cầu học nghề và muốn có việc làm để kiếm thêm thu nhập cho bản thân, góp phần giảm thiểu gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Ban Giám đốc Trung tâm và các nhà hảo tâm tặng quà cho các em học viên
Nhằm giải quyết việc làm giúp người tàn tật ổn định cuộc sống và từng bước hòa nhập cộng đồng, thời gian qua, được sự quan tâm của tỉnh, sự giúp đỡ nhiệt tình của các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm, công tác chăm sóc, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người khuyết tật ngày càng được chú trọng.
Đặc biệt, thời gian qua Trung tâm Dạy nghề & Giới thiệu việc làm người tàn tật Hà Tĩnh đã mở nhiều lớp đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người tàn tât, giúp các em có thêm điều kiện để ổn định thu nhập cuộc sống, vươn lên hòa nhập cộng đồng.
Hiện nay, Trung tâm Dạy nghề & Giới thiệu việc làm người tàn tật Hà Tĩnh đang triển khai 6 lớp đào tạo nghề cho người khuyết tật gồm các lớp, may công nghiệp, mây tre dan xuất khẩu, tin học, điện dân dụng, sử chữa xe máy và in thủ công với hơn 120 học viên theo học.
Nhân dịp kỷ niệm, Trung tâm Dạy nghề & Giới thiệu việc làm người tàn tật Hà Tĩnh đã tổ chức hội thao, thi đấu bóng chuyền, cầu lông, cờ tướng, cờ vua, đi xe đạp chậm và nhảy bao bố nhằm tạo sân chơi bổ cho người khuyết tật.
Thành lập từ năm 2004, đến nay sau hơn 10 năm hoạt động, Trung tâm Dạy nghề & Giới thiệu việc làm người tàn tật Hà Tĩnh đã đào tạo được 15 khóa dạy nghề ngắn hạn với các nghề: Tin học văn phòng, cắt may dân dụng, in lưới thủ công, mây tre đan, trồng rừng và chăm sóc cây rừng… cho 1.650 học viên.
Sau khi đào tạo nghề, Trung tâm đã giới thiệu giải quyết việc làm cho 435 học viên với mức lương bình quân 1,8 triệu đồng/người/tháng; trung tâm mở xưởng may và in lưới để giải quyết việc làm tại chỗ cho 22 học viên. Trung tâm Dạy nghề & Giới thiệu việc làm người tàn tật Hà Tĩnh còn tham dự Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm toàn quốc và đạt giải 3; tham gia Hội thi tiếng hát người khuyết tật tại miền Trung năm 2014 và đạt 1 giải vàng, 2 giải bạc.
Một số hình ảnh tại lễ kỷ niệm:
Chương trình văn nghệ do các học viên khuyết tật biểu diễn
Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động bị tác động khi sắp xếp bộ máy cần hiểu rõ hơn để tránh hiểu lầm về mức hưởng lương hưu trong chế độ nghỉ hưu sớm theo Nghị định 178/2024/NĐ-CP.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30/12/2024 quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/2/2025.
Trong danh sách 30 đơn vị nợ đóng các loại bảo hiểm số tiền lớn và thời gian nợ kéo dài vừa được BHXH Hà Tĩnh công bố, có 25 đơn vị chưa nộp giảm nợ và bổ sung thêm 5 đơn vị.
Với những định hướng đột phá, Nghị quyết 57 được kỳ vọng sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực trong phát triển KH&CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại Hà Tĩnh.
165 suất quà tết được Thượng tướng Lê Quốc Hùng - Thứ trưởng Bộ Công an trao tặng đến các hộ nghèo và phật tử có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh).
Chương trình Vòng tay nhân ái của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Tĩnh tiếp tục làm tốt vai trò cầu nối nhân ái, giúp nhiều hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Thực hiện nhiệm vụ năm 2024 trong bối cảnh KT-XH toàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, thử thách nhưng với sự quyết liệt, linh hoạt, Bảo hiểm xã hội Hà Tĩnh đã cán nhiều đích mới.
Dịp tết Nguyên đán năm 2025, Hà Tĩnh dành gần 4,4 tỷ đồng để chúc thọ, mừng thọ các cụ tròn 100 tuổi, tròn 90 tuổi và tặng quà đối tượng bảo trợ xã hội với mức quà từ 300 ngàn đến 1 triệu đồng.
“Tết nhân ái” Xuân Ất Tỵ và “Hội chợ Tết nhân ái” 2025 là chương trình khởi đầu cho chuỗi hoạt động của cấp ủy, chính quyền địa phương Hà Tĩnh chăm lo Tết cho người có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế trong xã hội.
Với những hoạt động ý nghĩa, nhân văn, ấm áp nghĩa tình, "Hội chợ Tết nhân ái" Xuân Ất Tỵ 2025 tại Hà Tĩnh đã đem đến cho người có hoàn cảnh khó khăn một cái Tết ý nghĩa, đong đầy yêu thương
TP Hà Tĩnh đã thực hiện đăng ký biến động trên 3.695 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân thuộc phường Thạch Linh cũ sau khi sáp nhập vào phường Trần Phú.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có công văn 55/NHNN-TD đề nghị 9 ngân hàng thương mại (NHTM) khẩn trương triển khai gói tín dụng 145.000 tỷ đồng cho vay mua nhà ở xã hội.
Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh vừa phân bổ và giao bổ sung dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 hơn 208,5 tỷ đồng, trong đó có hơn 199 tỷ đồng chi trả trợ cấp ưu đãi cho người có công trên địa bàn tỉnh.
Nhiều chính sách tác động đến đời sống người dân có hiệu lực từ tháng 1/2025 như tăng mức xử phạt vi phạm giao thông, cấm thuốc lá điện tử, quy định mới về đăng ký hộ khẩu...
Xuân này, giấc mơ về một ngôi nhà khang trang, kiên cố của hàng trăm hộ nghèo, hộ khó khăn trên địa bàn huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) đã trở thành hiện thực.
Bộ Nội vụ đề xuất: Cán bộ lãnh đạo, quản lý; công chức, viên chức nghỉ hưu trước tuổi khi tinh gọn bộ máy sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí một lần; hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo thời gian công tác có đóng BHXH và số năm nghỉ sớm.
Hà Tĩnh đã triển khai hiệu quả các chế độ, chính sách, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người có công với cách mạng ở trên địa bàn.
BHXH Hà Tĩnh đề nghị UBND các xã, phường, thị trấn được sắp xếp theo Nghị quyết số 1283/NQ-UBTVQH15 phối hợp thông tin cho tổ chức, cá nhân và người dân biết để không ảnh hưởng đến việc tham gia, thụ hưởng các chính sách.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đang chuẩn bị chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội gộp hai tháng (tháng 1 và tháng 2/2025) vào kỳ chi trả tháng 1/2025.
Những năm gần đây, Hội LHPN Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm “kéo” tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện xuống mức thấp nhất.