La Giang - Đức Thọ nối mạch ngàn năm

(Baohatinh.vn) - Dòng sông La được tạo nên bởi sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố, hội tụ nơi ngã ba Tam Soa là con sông đẹp khơi nguồn của thi ca, nhạc họa về xứ Nghệ. Con sông này cũng từng được lấy làm tên gọi của vùng đất La Giang, La Sơn, sau này là Đức Thọ (Hà Tĩnh).

Thiên Nhẫn trùng trùng soi bóng Tam Soa

Nhà nghiên cứu văn hóa Thái Kim Đỉnh từng viết: “Đôi bờ vùng đất nằm lọt giữa triền Đông Thiên Nhẫn và triền Bắc Trà Sơn, từ bờ Đông Ngàn Sâu đến bờ Nam Ngàn Cả, thời Lê sơ mang tên huyện La Giang... “La”, chữ Hán mượn để ghi âm lại có nghĩa “là” lụa là. Dòng sông như một dải lụa xanh lam, uốn lượn giữa đôi bờ xanh lục.

4.jpg
Đôi bờ sông La.

Sách “Yên Hội thôn chí” viết: “Đây là nơi núi sông giao hội, âm dương hòa hợp, xứng đáng là con sông đẹp nhất của Nghệ An” (Nghệ Tĩnh). Sông chảy về xuôi hòa vào Ngàn Cả (sông Lam) tạo nên những bờ xôi ruộng mật, những mát ngọt lúa ngô, những làng nghề trồng dâu nuôi tằm, nấu hến, đóng thuyền ven sông và những câu hò, điệu ví thiết tha ân tình. Đặc biệt, nghề dệt lụa ở Kẻ Hạ (Tùng Ảnh) nổi tiếng cả nước: Ai về Hà Tĩnh thì về. Mặc áo lụa Hạ, uống chè Hương Sơn.

Núi thường gắn liền với sông. Tùng Lĩnh - rú thông đứng ở đầu làng Tùng Ảnh. Đời Lê, Hồng Đức thứ 9, vị Phúc Thần Đinh Lễ - một vị tướng của nghĩa quân Lam Sơn được phong tước hiệu Linh Cảm đại vương, do đó, ngôi đền thờ trên mái Tây Tùng Lĩnh còn gọi là đền Linh Cảm, núi Tùng Lĩnh cũng gọi là núi Linh Cảm.

Sau này, cầu bắc qua sông cũng gọi là cầu Linh Cảm. Linh Cảm trở thành vùng đất quanh chân núi Tùng Lĩnh.

2.jpg
Khu vực núi Quần Hội - nơi an nghỉ của cố Tổng Bí thư Trần Phú.

Núi sông giao hòa quấn quýt đã tạo nên một vùng địa linh. Tùng Ảnh có nghĩa là bóng thông núi Tùng, nơi đã sản sinh ra những người con kiên trung, giàu nghĩa khí của bao đời. Ngoài núi Tùng Lĩnh, nơi đây còn có núi Quần Hội (nơi an nghỉ của cố Tổng Bí thư Trần Phú), đồi Vọng Sơn, đồi Chùa (chùa Đá), rú Son, rú Mực (nơi an nghỉ của cụ Phan Đình Phùng)...

“Trai Đông Thái, gái Yên Hồ”. Làng khoa bảng Đông Thái, 1 trong 20 làng khoa bảng nổi tiếng Việt Nam, trước đây thuộc xã An Đồng, tổng Việt Yên, huyện La Sơn, phủ Đức Thọ, nay thuộc xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, là nơi phát tích của nhiều dòng họ trứ danh như: họ Phan, Trần, Bùi, Hoàng... Trong 10 thế kỷ khoa cử qua các triều đại phong kiến Việt Nam, Hà Tĩnh có 148 vị đại khoa thì đất Yên Hồ có đến 8 vị.

Sông vẫn còn in bóng người thuở trước...

Khí chất sông núi đã tạo nên cốt cách tâm hồn con người. Nghĩa sĩ Đại vương Nguyễn Biểu ở thế kỷ XV hiên ngang lẫm liệt trước sự uy hiếp của kẻ thù, nổi danh với câu chuyện “ăn cỗ đầu người” khi đi sứ sang Trung Quốc.

z5249827098489-60c11df870bd3e1798f50853da624459-323.jpg
Đồng chí Trần Phú - người con ưu tú của quê hương Đức Thọ. Ảnh tư liệu.

Đình nguyên Tiến sĩ Phan Đình Phùng không chỉ là người học rộng mà còn nuôi chí lớn cứu nước trong phong trào Cần Vương, gần 10 năm trời lập căn cứ địa ở Vũ Quang để chống Pháp... Vùng địa linh này là nguồn cội quê cha của cố Tổng Bí thư Trần Phú, nơi những ngày dạy học ở Vinh, Trần Phú thường về đây để được tiếp nhận thêm hào khí ông cha. Giờ đây, đồng chí đã trở về yên nghỉ trên đồi cao lộng gió, đêm ngày nghe tiếng thông reo và dòng La hát ru giấc ngủ vĩnh hằng.

Ngoài làng khoa bảng Đông Thái, Đức Thọ còn có nhiều làng quê văn vật, có truyền thống hiếu học như: Yên Hồ, Trung Lễ, Bùi Xá... Đây cũng là quê hương của học giả Bùi Dương Lịch, tướng công Lê Bôi, nhà văn Hoàng Ngọc Phách, luật sư Phan Anh, học giả Hoàng Xuân Hãn, Giáo sư Lê Văn Thiêm, Anh hùng Lê Thiệu Huy, GS.TS. - Nhà giáo Nhân dân Trần Thu Hà, Anh hùng Lao động Nguyễn Thị Thảo...

Dòng sông La mát ngọt đôi bờ cũng là nơi tắm mát tuổi thơ của 4 nữ thanh niên xung phong trong Tiểu đội 4 - C552 đã hy sinh anh dũng vào ngày 24/7/1968 tại Ngã ba Đồng Lộc gồm: Trần Thị Rạng, Hà Thị Xanh, Dương Thị Xuân, Võ Thị Hà.

Mạch nguồn truyền thống, hành trang quý giá

Thừa hưởng mạch nguồn lịch sử văn hóa, những mát ngọt phù sa chắt lọc qua bao tháng năm của quê hương, những người con Đức Thọ hôm nay đã biết nhân lên các giá trị truyền thống, làm giàu đẹp thêm vùng đất La Giang, Chi La, Kẻ La xưa.

Vượt lên những đau thương mất mát của chiến tranh, thiên tai, Đảng bộ và Nhân dân Đức Thọ đã đi đầu trong các cuộc cách mạng do Đảng khởi xướng, hăng say lao động sản xuất, phát triển ngành nghề truyền thống, trau dồi sự học, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Những cánh đồng lúa màu mỡ bát ngát ở Đức Thọ luôn cho năng suất cao.

123-825.jpg
Đức Thọ ngày càng đổi mới, phát triển, xứng danh quê hương của cố Tổng Bí thư Trần Phú.

Những làng quê NTM kiểu mẫu đẹp tươi, thanh bình đã trở thành điểm đến thu hút nhiều người đến tham quan. Sản phẩm mộc Thái Yên, bún, hến Đức Thọ, bánh gai làng Khoóng, rượu Thanh Lạng, ruốc cáy sông La... theo chân người đi khắp các miền quê trong và ngoài tỉnh.

Năm 2023, Đức Thọ có 2 xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao (Quang Vĩnh và Trường Sơn); 3 xã được công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (Thanh Bình Thịnh, Yên Hồ, Lâm Trung Thủy). Đến nay, toàn huyện có 8/15 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 4/15 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 125/142 thôn đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (đạt chỉ tiêu xã NTM nâng cao và vượt 2 xã NTM kiểu mẫu so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXX, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra). Đức Thọ đang phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM nâng cao trong năm 2024.

Toàn huyện hiện có 94 di tích lịch sử văn hóa, trong đó, 15 di tích được xếp hạng quốc gia, 66 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Tiêu biểu là: khu mộ Phan Đình Phùng, Khu di tích Tổng Bí thư Trần Phú, nhà thờ Phan Đình Phùng, đền Đinh Lễ, nhà thờ Bùi Dương Lịch, đền thờ Nghĩa vương Nguyễn Biểu, chùa Am... Đây là các địa chỉ giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ cả nước và là điểm tham quan du lịch hấp dẫn du khách.

Truyền thống học hành khoa bảng của các tiền nhân được thế hệ hôm nay viết tiếp. Tiêu biểu là tấm gương 2 cha con Giáo sư Phùng Hồ (SN 1938) và Phùng Hồ Hải (SN 1970, ở Bùi Xá, là Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam)... Năm 2023, toàn huyện có 254 em được công nhận học sinh giỏi cấp tỉnh, 6 em đạt giải học sinh giỏi quốc gia, 14 em đạt chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế. Các trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, THPT Trần Phú, THCS Hoàng Xuân Hãn, Tiểu học thị trấn Đức Thọ luôn là điển hình của ngành GD&ĐT Hà Tĩnh.

Tiếp nối mạch nguồn truyền thống quý giá của cha ông, Đảng bộ và Nhân dân Đức Thọ luôn tự hào, quyết tâm viết tiếp trang sử hào hùng trên chặng đường mới. Toàn huyện triển khai nhiều hoạt động sôi nổi và thiết thực kỷ niệm 120 năm Ngày sinh đồng chí Trần Phú - Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng như: tổ chức hội thảo khoa học cấp huyện với chủ đề “Ý chí Trần Phú - khát vọng Đức Thọ”; chương trình gặp mặt, chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú và 49 năm Ngày giải phóng miền Nam… Những giá trị to lớn mà các thế hệ tiền nhân để lại tiếp tục là hành trang quý giá, giúp Đảng bộ và Nhân dân Đức Thọ gặt hái nhiều thành tựu trên chặng đường mới.

Ông Nguyễn Thành Đồng - Bí thư Huyện ủy Đức Thọ

Chủ đề 120 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Đọc thêm

Cho ngày "lên lão" muôn phần vui tươi

Cho ngày "lên lão" muôn phần vui tươi

Lễ mừng thọ người cao tuổi ở Hà Tĩnh dịp đầu Xuân Ất Tỵ 2024 đã được các cấp chính quyền và gia đình tổ chức một cách văn minh, tiết kiệm nhưng rất trang trọng, vui tươi, ý nghĩa.
Thiên Cầm hút khách đầu xuân Ất Tỵ

Thiên Cầm hút khách đầu xuân Ất Tỵ

Kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ, Khu du lịch Thiên Cầm (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đón khoảng 22.000 lượt khách tham quan, vãn cảnh; trong đó có hơn 5.000 lượt khách lưu trú...
Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Bằng sự nghiên cứu, sáng tạo, nhiều văn nghệ sỹ, chuyên gia nổi tiếng cả nước đã dành nhiều tâm huyết để lan tỏa, nhân lên những giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh tới bạn bè muôn phương.
Đầu xuân trẩy hội chùa Hương Tích

Đầu xuân trẩy hội chùa Hương Tích

Mỗi độ xuân về, du khách khắp mọi miền đất nước lại nô nức trẩy hội chùa Hương Tích ở Hà Tĩnh để cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, gia đình bình an và tham quan vẻ đẹp của ngôi chùa nằm trên đỉnh núi Hồng.
Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Sau hơn 30 năm đam mê, kiên nhẫn, miệt mài, nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy đã để lại một di sản hàng ngàn trang viết về địa chí, lịch sử, văn hóa, con người… của vùng đất Nghệ - Tĩnh.
Phố Châu mùa xuân về

Phố Châu mùa xuân về

Thị trấn Phố Châu (Hương Sơn - Hà Tĩnh) đang rộn ràng không khí tết Ất Tỵ 2025. Khắp các nẻo đường như được nhuộm "sắc xuân" khiến cho phố núi sáng bừng sức sống mới.
Náo nức hội xuân

Náo nức hội xuân

Đến với Hà Tĩnh vào dịp xuân về, du khách sẽ được hòa mình vào không khí rộn ràng của các lễ hội, được khám phá cảnh sắc và nét độc đáo của văn hóa, con người vùng đất núi Hồng - sông La.
Tết Việt nơi xa xứ

Tết Việt nơi xa xứ

Khi hương sắc của mùa xuân đã ngập tràn khắp chốn, những người con Hà Tĩnh đang sinh sống, học tập, làm việc tại nước ngoài cũng rạo rực, háo hức, vui đón Tết ở xứ người.
Ấm áp những chuyến xe đoàn viên

Ấm áp những chuyến xe đoàn viên

Những ngày cuối năm, hàng nghìn người lao động, sinh viên Hà Tĩnh đã được trở về đón tết bên gia đình trên những chuyến xe miễn phí do các doanh nghiệp, đơn vị tổ chức.
Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Tết này con sẽ về!

Tết này con sẽ về!

Một cái Tết nữa lại về! Lòng người xa xứ lại rộn lên những cảm xúc xao xuyến, nhớ nhung những cái Tết xưa cũ bên gia đình, người thân…
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Thành Sen lung linh đón Tết

Thành Sen lung linh đón Tết

Mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước và quê hương đổi mới, các con đường, góc phố của TP Hà Tĩnh đều rực rỡ cờ, hoa và ngập tràn ánh sáng chào đón Xuân Ất Tỵ 2025