Làm giả hồ sơ thương binh, hưởng chế độ hơn 16 năm mới bị phát hiện

(Baohatinh.vn) - Ngày 11/9/2002, bà Lê Thị Chắt (SN 1948, nguyên quán Thạch Đỉnh, Thạch Hà - Hà Tĩnh) được công nhận thương binh và hưởng trợ cấp hàng tháng. Tuy nhiên, mới đây, câu chuyện thương binh của bà đã được phanh phui là… giả.

Làm giả hồ sơ thương binh, hưởng chế độ hơn 16 năm mới bị phát hiện

Một trong những giấy tờ trong hồ sơ giả mạo của bà Lê Thị Chắt được lưu tại Sở LĐ-TB&XH

Năm 2001, bà Chắt lập hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thương binh (đối tượng TNXP) trên cơ sở hai người làm chứng. Với 17 danh mục khá cụ thể, thậm chí, có những giấy tờ lẽ ra không cần có ảnh thì vẫn được dán ảnh 3x4, hồ sơ của bà đã được Hội đồng Chính sách xã Thạch Đỉnh thống nhất đề nghị xác nhận người hưởng chính sách như thương binh. Sau đó, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh đã cấp Giấy chứng nhận bị thương số 3528/GCN ngày 01/2/2002, đồng thời giới thiệu đến Hội đồng Giám định y khoa Hà Tĩnh. Cơ quan này sau khi giám định đã kết luận bà Chắt mất sức lao động do thương tật là 25%.

Trong hồ sơ, bà Chắt khai tham gia TNXP vào ngày 20/6/1965, tại đơn vị C207, N25, P18, bị thương khi đang đóng lương thực tại Tổng kho làng Ho, chân đèo 1001 vào ngày 15/12/1966. Sau khi bị thương, bà Chắt được đưa đi điều trị, an dưỡng tại Bệnh viện 559.

Bản khai cũng ghi rõ 2 người tham gia chiến đấu biết rõ tình hình khi bị thương của bà (tức là 2 người làm chứng), gồm: ông Lê Chiến Kỳ (SN 1948, cấp bậc: lái xe, chỗ ở lúc đó: phường Tân Giang, thị xã Hà Tĩnh); ông Nguyễn Hồng Anh (SN 1950, cấp bậc: B phó, chỗ ở lúc đó: phường Bắc Hà, thị xã Hà Tĩnh).

Làm giả hồ sơ thương binh, hưởng chế độ hơn 16 năm mới bị phát hiện

Giấy chứng nhận trường hợp bị thương ghi tên ông Nguyễn Hồng Anh nhưng ông Anh khẳng định không làm chứng cho bà Chắt hưởng chế độ

Song mới đây, qua quá trình xác minh của Sở LĐ-TB&XH, ông Lê Chiến Kỳ khẳng định: Tờ khai làm chứng trong hồ sơ hưởng chế độ của bà Chắt không phải do ông viết và ký tên; thông tin về quá trình hoạt động của ông Kỳ không đúng thực tế. Đáng nói hơn, ông Kỳ khẳng định không biết bà Lê Thị Chắt và không làm chứng cho bà này hưởng chế độ thương binh.

Ông Nguyễn Hồng Anh, người làm chứng thứ 2 cũng khẳng định: Không biết bà Lê Thị Chắt, không làm chứng cho bà Chắt hưởng chế độ. Ông còn ngạc nhiên khi bản thân ông không cung cấp lý lịch quân nhân có trong hồ sơ của bà Chắt.

Làm giả hồ sơ thương binh, hưởng chế độ hơn 16 năm mới bị phát hiện

Đây cũng là giấy tờ giả mạo được đưa vào hồ sơ hưởng chế của bà Lê Thị Chắt

Trên cơ sở điều tra, xác minh, Thanh tra Sở LĐ-TB&XH khẳng định: Giấy chứng nhận trường hợp bị thương của 2 người làm chứng trong hồ sơ hưởng chế độ của bà Chắt là giả mạo; xác nhận của UBND phường Tân Giang, phường Bắc Hà về 2 nội dung tờ khai làm chứng là không đúng thực tế.

Quá trình Thanh tra Sở LĐ-TB&XH làm việc trực tiếp với bà Chắt, bà không mô tả đúng những gì hồ sơ bà viết vào năm 2001. Cụ thể, bà nói bị thương khi đang gánh lương thực đi từ huyện Hương Khê sang tỉnh Quảng Bình (trong khi hồ sơ ghi là bị thương khi đang đóng lương thực, bị sập hầm). Bà cũng khai người làm chứng khi làm hồ sơ là ông Kháng (ở Thạch Đỉnh) và một người khác mà bà không nhớ rõ tên, trong khi, hồ sơ của bà ghi 2 người làm chứng là ông Lê Chiến Kỳ và ông Nguyễn Hồng Anh. Bà thừa nhận, năm 2001, bà đã nhờ người khác và không nhớ rõ là ai làm giúp hồ sơ, bà chỉ việc ký tên là hoàn tất.

Làm giả hồ sơ thương binh, hưởng chế độ hơn 16 năm mới bị phát hiện

Ông Nguyễn Hồng Anh bất ngờ khi lý lịch quân nhân của ông lại nằm trong hồ sơ kê khai của bà Lê Thị Chắt

Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Võ Xuân Linh cho hay: Về trường hợp của bà Chắt, hồ sơ giả mạo đã rõ. Chúng tôi sẽ ban hành quyết định đình chỉ, thu hồi số tiền hơn 120 triệu đồng bà đã hưởng sai từ tháng 9/2002 đến nay. Hồ sơ của bà cũng cho thấy dấu hiệu tiếp tay của một số đối tượng để giả mạo các nội dung nên chúng tôi đã chuyển hồ sơ vụ việc đến cơ quan công an đề nghị điều tra dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Với trách nhiệm của cơ quan liên quan, huyện Thạch Hà đã chỉ đạo các phòng, ngành làm rõ trách nhiệm. Ông Phan Hữu Tuất – Trưởng phòng Nội vụ huyện cho hay: Huyện đã yêu cầu xã Thạch Đỉnh kiểm điểm quá trình làm hồ sơ trước đây của bà Chắt; đồng thời, làm rõ trách nhiệm các cán bộ đã xác nhận hồ sơ cho bà thời kỳ ấy. Phòng LĐ-TB&XH huyện Thạch Hà cũng đang chờ đợi quyết định thu hồi tiền hưởng sai của bà Chắt để tiến hành thu hồi

Đọc thêm

Gieo chữ nơi đảo xa..!

Gieo chữ nơi đảo xa

Giữa muôn trùng biển khơi, các thầy giáo nơi huyện đảo Trường Sa vẫn ngày đêm cần mẫn trên từng trang giáo án. Những bài giảng của thầy đã bồi đắp thêm kiến thức, niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước cho những mầm non nơi biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, quy định rằng giáo viên không được dạy thêm có thu tiền cho học sinh mà họ đang trực tiếp giảng dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Nghị định số 177 ngày 31/12/2024 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.
Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Cúm hoành hành xuyên Tết, nhiều ca bệnh diễn biến nặng đẩy Tamiflu trở thành "hàng nóng", giá tăng vọt, bác sĩ cảnh báo nguy hiểm từ việc tự ý sử dụng thuốc này.
Hương Sơn nỗ lực "phủ sóng" bảo hiểm y tế

Hương Sơn nỗ lực "phủ sóng" bảo hiểm y tế

Năm 2025, Bảo hiểm Xã hội huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đặt mục tiêu bao phủ bảo hiểm y tế đạt tỷ lệ trên 96,5% dân số nhằm góp phần thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.