Làm giàu từ 13.000 con gà mái đẻ!

Theo giới thiệu của Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thạch Hà, chúng tôi tìm về trang trại gà đẻ “khủng” của anh Trần Quốc Hòa, thôn Tiến Bộ, xã Thạch Tân (Thạch Hà). Đến mô hình nuôi gà khép kín của anh Hòa, chúng tôi thật sự bị cuốn hút bởi trại gà lên đến 13.000 con gà đẻ, cho lãi ròng trên 180 triệu đồng mỗi tháng!

Trại gà "khủng" với 13.000 con gà đẻ, 2.000 gà thịt của anh Hòa
Trại gà "khủng" với 13.000 con gà đẻ, 2.000 gà thịt của anh Hòa

Năm 2011, anh Hòa thuê 2,5 ha đất hoang hóa tại vùng Cồn Nhòi của xã để làm trại nuôi lợn. Thuê được đất, anh đầu tư hàng trăm triệu đồng xây dựng trang trại và bắt tay vào nuôi lợn thịt với quy mô 150 con/lứa. Mặc dù nuôi lợn quy mô này đã mang lại cho gia đình một nguồn thu nhập khá, nhưng, không dừng lại ở đó, cuối năm 2012, anh lặn lội ra Sóc Sơn (Hà Nội) để học cách nuôi gà đẻ. Sau thời gian tìm hiểu thực tế tại một trại gà ở Sóc Sơn, anh tìm đến Trung tâm bảo tồn và thực nghiệm vật nuôi -Viện chăn nuôi ( Bộ NN&PTNT) ở Thụy Phương (Hà Nội), gặp tiến sỹ Vũ Ngọc ông Sơn – Giám đốc Trung tâm, để tiếp tục tìm hiểu về nuôi gà đẻ. Được sự giúp đỡ tận tình của tiến sỹ Vũ Ngọc Sơn, anh về xây dựng 5 dãy chuồng (mỗi dãy dài 50 mét, rộng 8 mét), tổng diện tích trên 2.000 m2 để nuôi gà đẻ. Trong quá trình xây dựng chuồng trại, anh được sự chỉ dẫn cụ thể của ông Sơn cũng như cán bộ kỹ thuật của Trung tâm. Thậm chí, đích thân ông Sơn còn về kiểm tra trang trại của anh trước khi xuất giống. Được sự hỗ trợ nhiệt tình của ông Sơn và cán bộ kỹ thuật Trung tâm, tháng 2 năm 2013, anh mạnh dạn đặt mua 10.000 con gà giống 3 máu AVGA (còn gọi là VCN-G15, lai giữa gà Ai Cập, gà Ucraina và gà cỏ Việt Nam) về om nuôi làm gà đẻ.

Hiện tại, gần 10.000 gà đã đẻ trứng
Hiện tại, gần 10.000 gà đã đẻ trứng

Nhờ được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm trực tiếp hướng dẫn om nuôi, nên tỷ lệ gà sống đạt gần 98%. Sau 5 tháng kể từ ngày đem gà con giống về, đàn gà gần 10.000 con của anh bắt đầu đẻ trứng. Hiện tại, đàn gà này đã cho trung bình mỗi ngày trên 6.000 quả trứng. Sau khi trừ mọi chi phí, mỗi quả lãi 1.100 đồng. Tính ra, mỗi ngày anh lãi ròng khoảng trên 6 triệu; mỗi tháng lãi ròng ít nhất là 180 triệu đồng. Ngoài đàn gà đẻ gần 10.000 con, anh còn đang om nuôi thêm 3.000 gà hậu bị, cũng chuẩn bị đến thời kỳ đẻ trứng. Nhờ chăm nuôi đúng kỹ thuật, giống gà tốt, chất lượng trứng tốt, nên sản phẩm trứng của trại gà anh được thị trường ưa chuộng. Mặc dù mỗi ngày có khoảng trên 6.000 quả trứng nhưng hầu như gà đẻ đến đâu, bán hết đến đó. Ngoài gà đẻ, anh còn nuôi thêm trên 2.000 con gà thịt. Đến nay, gà thịt đã bắt đầu đến tuổi xuất chuồng và cũng bán rất chạy.

Bên cạnh con gà là chủ lực, anh còn nuôi thêm trên 1.000 con vịt đẻ. Cũng nhờ chăm sóc tốt nên tỷ lệ vịt đẻ đạt trên 90%. Mỗi tháng, trừ mọi chi phí, anh lãi ròng hàng chục triệu đồng từ đàn vịt đẻ này.

Để tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cũng như giới thiệu sản phẩm gà thịt của mình, mới đây anh đã mở một nhà hàng chuyên về các món gà tại đường Hàm Nghi- thành phố Hà Tĩnh. Tuy mới mở, nhưng nhờ chế biến được nhiều món học từ Hà Nội, cộng với chất lượng ngon, giá cả hợp lý nên quán của anh rất đông khách.

Hiện tại, anh đang giải quyết công ăn việc làm thường xuyên cho 16 lao động, trong đó, có 10 người làm việc thường xuyên tại trại gà.

Trung bình mỗi ngày gà đẻ 6.000 trứng, cho lãi ròng khoảng 6 triệu đồng
Trung bình mỗi ngày gà đẻ 6.000 trứng, cho lãi ròng khoảng 6 triệu đồng

Nhờ có gan làm giàu nên chỉ sau một thời gian ngắn, một vùng đất bỏ hoang cả mấy chục năm nay đã được anh đánh thức và cho gia đình anh một nguồn thu nhập “khủng”. Theo tính toán, chỉ riêng đàn gà đẻ hiện tại, anh đã lãi ròng khoảng 2 tỷ đồng mỗi năm. Đó là chưa nói đến gà thịt và vịt. Chỉ một thời gian ngắn nữa, khi 3.000 gà hậu bị vào đẻ, sẽ tăng thêm thu nhập cho gia đình mỗi tháng hàng chục triệu đồng. Mô hình nuôi gà đẻ của anh Hòa được đánh giá là một trong những mô hình lớn nhất miền Trung.

Anh Hòa cho biết: “ Có được trại gà như ngày hôm nay, tôi thật sự biết ơn sự quan tâm giúp đỡ tận tình của tiến sỹ Vũ Ngọc Sơn cũng như cán bộ kỹ thuật của Trung tâm thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi. Ngoài ra, tôi cũng rất biết ơn địa phương trong việc tạo điều kiện cho thuê đất và hỗ trợ 100 triệu đồng cho mô hình nuôi gà của tôi theo chương trình khuyến khích xây dựng mô hình NTM của xã. Hiện tôi đang muốn tiếp tục mở rộng quy mô, nhưng chưa tự tin lắm vì sợ khi lượng trứng quá nhiều, đầu ra sẽ gặp khó khăn. Rất mong cấp trên tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong vấn đề tiêu thụ đầu ra cho sản phẩm để gia đình yên tâm phát triển sản xuất…”.

Nuôi gà đẻ không cần nhiều diện tích, cũng không ảnh hưởng môi trường như nuôi lợn nên rất nhiều hộ gia đình nông thôn ở tỉnh ta có thể áp dụng làm giàu theo mô hình của anh Hòa.

Đọc thêm

Vũng Áng vươn mình

Vũng Áng vươn mình

Những con tàu cập bến, những chuyến hàng ra khơi, tiếng xe, tiếng máy… đã trở thành hình ảnh biểu trưng cho sự vận động, chuyển mình vừa thâm trầm mà mạnh mẽ, quyết liệt ở Vũng Áng - khu kinh tế động lực của Hà Tĩnh.
Kỳ vọng của Doanh nghiệp Hà Tĩnh trong năm 2025

Kỳ vọng của Doanh nghiệp Hà Tĩnh trong năm 2025

Năm 2025, cộng đồng doanh nghiệp Hà Tĩnh tiếp tục nỗ lực trong thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu; biến khó khăn thành động lực để vững vàng “rẽ sóng vươn khơi”, đóng góp tích cực vào sự phát triển của tỉnh.
Ngư dân “xông biển", đón lộc đầu năm

Ngư dân “xông biển", đón lộc đầu năm

Gác lại niềm vui ngày Tết, thời điểm này, bà con ngư dân Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) háo hức chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để rẽ sóng vươn khơi, đánh bắt hải sản trong niềm phấn khởi.
Tết không nghỉ ở Khu kinh tế Vũng Áng

Tết không nghỉ ở Khu kinh tế Vũng Áng

Để đảm bảo nhịp điệu sản xuất tại nhà máy và những công trình trọng điểm, hàng nghìn lao động ở KKT Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) vẫn miệt mài làm việc "xuyên" Tết.
Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hợp tác xã Đoàn viên lan tỏa các giá trị

Hơn 1 thập kỷ hình thành và phát triển, HTX Đoàn viên (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) đã phát triển đa ngành nghề để tạo ra các giá trị kinh tế và đóng góp vì cộng đồng xã hội.
Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Ngọt thơm cam bù Hương Sơn

Trong những ngày áp Tết, từ các triền đồi, ngả đường đến các phiên chợ ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đều mọng đỏ màu cam bù - loại quả đặc sản, đậm dấu phong thổ địa phương…
“Gác” Tết bảo vệ rừng

“Gác” Tết bảo vệ rừng

Tết cổ truyền Ất Tỵ 2025 cận kề nhưng cán bộ bảo vệ rừng (BVR) ở Hà Tĩnh vẫn đang phải ngày đêm bám rừng, bám trạm, sát địa bàn để bảo vệ màu xanh của các cánh rừng.
Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Hà Tĩnh - nông nghiệp hữu cơ chuyển mình

Nông nghiệp hữu cơ thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với tăng trưởng xanh đang mang đến những giá trị mới, mở ra tiềm năng lớn cho nền sản xuất hiện đại ở Hà Tĩnh.