Làm sáng tỏ vai trò Phật giáo Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử - văn hóa Phật giáo Việt Nam

(Baohatinh.vn) - Các tham luận, ý kiến tại hội thảo cho rằng, cùng với lịch sử - văn hóa Phật giáo Việt Nam, Phật giáo Hà Tĩnh hình thành từ rất sớm, trong đó nhiều căn cứ cho thấy chùa Quỳnh Viên nằm trên núi Long Ngâm thuộc xã Thạch Hải (Thạch Hà - Hà Tĩnh) là nơi nhà sư Phật Quang từ Ấn Độ lần đầu tiên truyền bá đạo Phật vào Việt Nam cho phật tử Chử Đồng Tử, cách đây gần 2.200 năm.

Làm sáng tỏ vai trò Phật giáo Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử - văn hóa Phật giáo Việt Nam

Toàn cảnh hội thảo.

Sáng 28/3, tại Trung tâm văn hóa Phật giáo tỉnh Hà Tĩnh (xã Hộ Độ, huyện Lộc Hà), Giáo Hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Tĩnh phối hợp với Trường Đại học Vinh tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Phật giáo Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử - văn hóa Phật giáo Việt Nam”.

Tham dự Hội đồng chứng minh hội thảo có Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (HĐTS GHPG) Hòa thượng Thích Thiện Nhơn và các Phó Chủ tịch HĐTS GHPG Việt Nam.

Ban chủ trì hội thảo gồm có: Hòa thượng Thích Bảo Nghiêm - Phó Chủ tịch HĐTS GHPG Việt Nam, Trưởng ban Trị sự GHPG Hà Tĩnh và các thành viên: Hòa thượng Thích Thọ Lạc (Phó Trưởng ban thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Nghệ An); GS.TS Nguyễn Huy Bằng - Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh; PGS. TS Trần Đức Cường - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; PGS.TS Chu Văn Tuấn - Viện trưởng Viện nghiên cứu tôn giáo; PGS. TS Nguyễn Quang Hồng - công tác tại khoa Lịch sử Trường Đại học Vinh.

Tham dự hội thảo có Phó trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Trần Thị Minh Nga, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Hà Tĩnh Võ Hồng Hải cùng một số nguyên lãnh đạo tỉnh.

Hội thảo còn có sự hiện diện của các đại biểu đến từ HĐTS GHPG Việt Nam tại: TP Huế, Hà Nội, Nghệ An và hơn 300 chư tăng, phật tử trong và ngoài tỉnh.

Làm sáng tỏ vai trò Phật giáo Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử - văn hóa Phật giáo Việt Nam

Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải thay mặt lãnh đạo tỉnh tặng hoa chúc mừng hội thảo.

Lịch sử hình thành của Phật giáo khởi nguồn từ Ấn Độ cách đây gần 3.000 năm, được Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và các thế hệ tổ sư nối tiếp, truyền bá đến các nước trên thế giới, trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia sớm tiếp nhận và phát triển đạo Phật.

Làm sáng tỏ vai trò Phật giáo Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử - văn hóa Phật giáo Việt Nam

Ban chủ trì và Hội đồng chứng minh hội thảo.

Trải qua hàng nghìn năm, trong dòng chảy của lịch sử, Phật giáo luôn đóng một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa người Việt, cũng như đóng góp to lớn cho sự phát triển không ngừng đi lên của dân tộc, đất nước. Trong đó, nhiều sử liệu cho thấy Hà Tĩnh là vùng đất Phật giáo hình thành từ rất sớm.

Làm sáng tỏ vai trò Phật giáo Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử - văn hóa Phật giáo Việt Nam

Các đại biểu là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cùng tham dự hội thảo.

Hội thảo nhằm làm rõ, sáng tỏ quá trình hình thành, phát triển, những bước thăng trầm của Phật giáo Hà Tĩnh cũng như những đóng góp to lớn của Phật giáo vùng quê núi Hồng, sông La đối với Phật giáo Việt Nam, quê hương đất nước Việt Nam.

Qua đó tôn vinh những giá trị cao đẹp, để trân quý những thành quả to lớn mà tiền nhân, cũng như các thế hệ tăng ni, phật tử đã dày công cống hiến.

Làm sáng tỏ vai trò Phật giáo Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử - văn hóa Phật giáo Việt Nam

Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Hòa thượng Thích Thiện Nhơn phát biểu chỉ đạo hội thảo.

Hội thảo đã nhận được 78 tham luận của các nhà nghiên cứu Phật học trong cả nước gửi về. Các tham luận tập trung nghiên cứu về lịch sử hình thành, những đóng góp to lớn của Phật giáo Hà Tĩnh qua các thời kỳ cho đến ngày nay.

Làm sáng tỏ vai trò Phật giáo Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử - văn hóa Phật giáo Việt Nam

PGS. TS Nguyễn Quang Hồng - công tác tại Khoa Lịch sử Trường Đại học Vinh trình bày tham luận: "Phật giáo Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử văn hóa Phật giáo Việt Nam".

Tại hội thảo, các đại biểu đã được nghe 5 tham luận và nhiều ý kiến của các học giả, hòa thượng, thiền sư trong cả nước. Trong đó, hầu hết các tham luận, ý kiến tập trung đưa ra các luận điểm, luận cứ và bằng chứng khoa học để khẳng định chùa Quỳnh Viên nằm trên núi Long Ngâm, cạnh Cửa Sót (thuộc địa phận xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh) ngày nay là nơi phát tích của Đạo phật Việt Nam.

Nhiều sử liệu và dấu tích để lại chứng minh, cách đây gần 2.200 năm, nhà sư Phật Quang, người Ấn Độ trong quá trình đi truyền đạo sang các nước châu Á, đã dừng chân đầu tiên tại đây và truyền bá đạo phật cho vị phật tử đầu tiên của Việt Nam là Chử Đồng Tử.

Làm sáng tỏ vai trò Phật giáo Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử - văn hóa Phật giáo Việt Nam

Giáo sư Lê Mạnh Thát: "Thời gian tới, tỉnh Hà Tĩnh cần tổ chức một cuộc khảo cổ về những di tích tại núi Long Ngâm, trong đó có nền nhà Chử Đồng Tử bên chùa Quỳnh Viên để góp phần minh chứng cho việc khẳng định vấn đề nêu ra".

Cùng với làm sáng tỏ vai trò của chùa Quỳnh Viên, truyền thuyết về Chử Đồng Tử là người phật tử đầu tiên, các nhà nghiên cứu, hòa thượng, thiền sư cũng nêu lên vấn đề: Cần nghiên cứu bổ sung các dẫn chứng khoa học để tiếp tục làm sáng tỏ và xây dựng di tích này xứng tầm với giá trị lịch sử - văn hóa Phật giáo Việt Nam cũng như của dân tộc.

Làm sáng tỏ vai trò Phật giáo Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử - văn hóa Phật giáo Việt Nam

Hòa thượng Thích Quảng Tùng - Phó Chủ tịch HĐTS GHPG Việt Nam: "Căn cứ vào những bằng chứng, cứ liệu khoa học thì có thể khẳng định chùa Quỳnh Viên ở Hà Tĩnh là nơi phát tích đầu tiên của Phật giáo dân tộc".

Bế mạc hội thảo, PGS. TS Trần Đức Cường - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam bày tỏ sự cảm ơn đến Hòa thượng Thích Thiện Nhơn và các hòa thượng trong Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, các nhà nghiên cứu Phật học đã tham dự cũng như gửi các tham luận đến hội thảo.

Các tham luận gửi đến cũng như trình bày tại hội thảo và ý kiến phát biểu đã góp phần khẳng định thêm vai trò, giá trị của Phật giáo Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử, văn hóa Phật giáo Việt Nam. Đồng thời làm sáng tỏ thêm giá trị của chùa Quỳnh Viên đối với sự hình thành, phát triển của Phật giáo dân tộc.

Làm sáng tỏ vai trò Phật giáo Hà Tĩnh trong dòng chảy lịch sử - văn hóa Phật giáo Việt Nam

PGS. TS Trần Đức Cường - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam bế mạc hội thảo.

Ban chủ trì hội thảo sẽ tiếp thu ý kiến từ các nhà nghiên cứu, đồng thời mong tiếp tục tìm thêm những chứng cứ khoa học; các cấp chính quyền Trung ương, Hà Tĩnh có sự quan tâm phối hợp để sớm làm sáng tỏ vấn đề đặt ra.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.