Lắng đọng dòng La

(Baohatinh.vn) - Sông La - một con sông “không nguồn, không cửa” nhưng đã khởi nguồn cho biết bao giá trị văn hóa, lịch sử của quê hương Hà Tĩnh. Những giá trị ấy và cảnh sắc đôi bờ sông La cũng ẩn giấu nhiềm tiềm năng du lịch trải nghiệm chưa được khai thác.

Lắng đọng dòng La

Lắng đọng dòng La

Sông La - một con sông “không nguồn, không cửa” nhưng đã khởi nguồn cho biết bao giá trị văn hóa, lịch sử của quê hương Hà Tĩnh. Những giá trị ấy và cảnh sắc đôi bờ sông La cũng ẩn giấu nhiềm tiềm năng du lịch trải nghiệm chưa được khai thác.

Bắt đầu ở điểm cuối của 2 con sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố tại ngã ba Tam Soa, sông La chảy qua 15 km làng mạc, xóm thôn, đến ngã ba Phủ (Nghi Xuân) thì hợp lưu với dòng Lam đổ ra biển cả. Trên bản đồ, hầu như sông La không có khúc nào thẳng. Ngay từ điểm bắt đầu, sông đã vồng lên hướng Bắc thành một vòng cung lách qua bãi Ngưu Chữ rồi lại lượn một vòng cung chếch về hướng Đông Nam lách mình dưới cầu Thọ Tường ôm ấp các làng quê và cuối cùng là uốn mình thành một vòng cung nhỏ theo hướng Bắc mới nhập vào dòng Lam.

Có lẽ bởi đặc điểm địa lý đó mà nước sông La được sử sách ghi nhận là “Chảy không nhanh nhưng cũng không quá chậm. Vị nước ngọt mà thơm, tính bình mà nhuận, có cảnh trí tắm nước hóng gió, có phong độ của bọn bút nghiên…”. Và, Huy Cận trong bài thơ “Gửi bạn người Xứ Nghệ” cũng đã khái quát “Như sông La chảy chậm. Đọng bao nỗi vui sầu”. Trong những vòng cung uốn lượn theo làng mạc, xóm thôn ấy, sông La đã lắng trong dòng chảy và bồi đắp cho các làng quê rất nhiều giá trị văn hóa độc đáo.

Lắng đọng dòng La

Trên suốt chừng 15 km ngắn ngủi của mình, sông La luôn gắn với núi, với làng và với người Đức Thọ, làm nên một Đức Thọ “gạo trắng nước trong”, khiến cho nhiều văn nghệ sỹ đi qua đều bật lên nhiều cảm xúc. Ngay tại nơi bắt đầu, sông đã hòa với núi tạo nên một biểu tượng độc đáo La Giang - Tùng Lĩnh. Ngọn núi Tùng Lĩnh có rất nhiều thông nên nhân dân thường gọi là rú Thông. Núi vốn được coi là Thiếu Tổ sơn, nơi đây “cây cối sum suê, độc chiếm hết vẻ đẹp của cả vùng, là chung tú của 28 quả núi của tổng Việt Yên” (Bùi Dương Lịch). Núi cũng được coi là “tiền đồn” trấn giữ ngã ba Tam Soa - nơi hội tụ 3 nguồn sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố, sông La. Ở đó, linh khí núi sông đã hội tụ, tạo nên một đất học Tùng Ảnh, đóng góp cho đất nước nhiều nhân tài.

Đến nay, người Tùng Ảnh vẫn tin vào giai thoại nhờ có bãi Ngưu Chữ được bồi lắng từ hàng triệu năm có hình ngọn bút dưới dòng sông La hướng thẳng vào làng mà làng “phát quan”. Bởi thế, từ đời này qua đời khác, làng Tùng Ảnh luôn có nhiều danh nhân, chí sỹ, nhà khoa học nổi tiếng. Trong đó có nhà văn hóa Bùi Dương Lịch, chí sỹ Phan Đình Phùng, nhà cách mạng Trần Phú, luật sư Phan Anh, nhà phê bình Hoàng Ngọc Hiến v.v… cùng hàng trăm vị giáo sư, tiến sỹ thuộc nhiều lĩnh vực.

Lắng đọng dòng La

Khu lưu niệm cố Tổng Bí thư Trần Phú (Đức Thọ - Hà Tĩnh). Ảnh: Thanh Hải

Không chỉ ưu ái riêng Tùng Ảnh, suốt chiều dài của mình, sông La còn đem linh khí của mình nuôi dưỡng nên nhiều nhân tài khác cho quê hương Đức Thọ như: Nhà ngoại giao Nguyễn Biểu, nhà khoa học Hoàng Xuân Hãn, nhà toán học Lê Văn Thiêm, Giáo sư sinh học Võ Quý, nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị v.v…

Cùng với việc bồi đắp, nuôi nấng những người con tài hoa trong học hành khoa cử, sông La còn nuôi nấng nên những bàn tay, khối óc tài hoa trong lao động. Từ những thế kỷ trước, đôi bờ sông La đã xuất hiện những làng nghề truyền thống gắn với những đặc trưng thổ nhưỡng của vùng. Trong đó, nổi tiếng là làng nón, làng dệt lụa chợ Hạ. Làng nghề đan lát, cào hến ở Trường Sơn. Làng đóng thuyền Trường Xuân. Xa bờ hơn một chút là làng mộc Thái Yên. Sự hình thành và phát triển những làng nghề ấy đều cho thấy nét tài hoa và tâm hồn phong phú của người dân đôi bờ sông La. Ngày nay, một số nghề đã mất đi nhưng một số làng nghề lại phát triển lên những bậc cao hơn, góp phần tạo nên “thương hiệu” cho quê hương Đức Thọ.

Lắng đọng dòng La

Làng hến ở Trường Sơn (Đức Thọ) - một làng nghề truyền thống gắn bó lâu đời với dòng sông La. Ảnh: Đức Thiện

Sông La, như tác giả Minh Khanh đã viết: “Sông dài bao khúc sông ơi/ Sông hẳn còn in bóng người thuở trước”, ngày nay, hai bên bờ sông La, hòa mình giữa các làng mạc, xóm thôn còn rất nhiều những di tích văn hóa, lịch sử gắn với những danh nhân nổi tiếng. Đó là đền thờ Nguyễn Biểu (Yên Hồ); mộ và nhà thờ Phan Đình Phùng, Khu lưu niệm Trần Phú, nhà thờ Bùi Dương Lịch (Tùng Ảnh)… Cùng đó là nhiều di tích văn hóa gắn với nhiều giai đoạn lịch sử như: Chùa Am (Đức Hòa), đền thờ Ngô Thị Ngọc Dao (Đức Thịnh), chùa Vền (Đức Tùng), chùa Đá (Tùng Ảnh)…

Khi viết về sông La, nhà nghiên cứu Võ Hồng Huy từng đánh giá: “Dọc hai bên sông, các di tích lịch sử cùng với thắng cảnh thiên nhiên kỳ vỹ, duyên dáng, hòa quyện, đan xen, tạo nên một vùng văn hóa du lịch phong phú, đặc sắc, không phải nơi nào cũng dễ có được”. Thật vậy, sông La tiềm ẩn rất nhiều tiềm năng du lịch trải nghiệm, khám phá. Chỉ cần một vài du thuyền xuôi dòng với “đặc sản” dân ca ví, giặm, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của sông núi, có thể khám phá, cảm nhận những giá trị văn hóa, lịch sử từ những di tích văn hóa, lịch sử trên các làng quê, có thể trải nghiệm, thưởng thức đặc sản hến sông La… Tiếc rằng, Đức Thọ chưa đặt mục tiêu và kế hoạch để khai thác tiềm năng ấy.

Lắng đọng dòng La

Đôi bờ sông La. Ảnh: Huy Tùng

Ảnh: PV - CTV

Video & Thiết kế: Huy Tùng

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.