Làm “nêu”... cũng lắm công phu!

(Baohatinh.vn) - Theo nhu cầu của người dân, những ngày qua, nhóm thợ của gia đình ông Lê Trần Hữu Sáng (trú thôn Châu Hạ, xã Thạch Châu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) tất bật với công việc làm cây nêu tết. Công việc tưởng chừng đơn giản nhưng xem ra cũng thấy công phu...

Làm “nêu”... cũng lắm công phu!

Theo quan niệm dân gian, cây nêu giúp xua đuổi tà ma và mang lại điều lành, hạnh phúc cho gia đình. Cây nêu tết được dựng từ ngày 23 tháng Chạp, tức ngày ông Táo về trời.

Làm “nêu”... cũng lắm công phu!

5 năm qua, cứ vào dịp này, gia đình ông Sáng lại nhận làm cây nêu theo nhu cầu của người dân trong xã. Tết năm nay, đơn đặt hàng khá nhiều nên ông bắt đầu làm nêu từ ngày 21 tháng Chạp và phải thuê thêm 4 người làm. Công việc kéo dài từ 6 giờ sáng đến 21 giờ đêm mới nghỉ.

Làm “nêu”... cũng lắm công phu!

Để làm được cây nêu, đầu tiên là phần chuẩn bị các vật liệu gồm: cây tre, lá đùng đình, đèn led, đèn lồng, cờ Tổ quốc. Tre làm nêu được gia đình ông Sáng ra tận huyện Thanh Chương (Nghệ An) mua, là những cây tre già, thẳng và còn một ít lá ở phần ngọn, mỗi cây dài từ 12 đến 15 m.

Làm “nêu”... cũng lắm công phu!

Vật liệu thứ hai không thể thiếu là lá đùng đình, được thu mua từ nhiều ngày trước ở huyện Hương Khê. Sở dĩ làm nêu cần lá đùng đình là bởi theo quan niệm dân gian, loại lá này giúp xua đuổi tà ma, hơn nữa còn giữ được màu xanh khá lâu.

Làm “nêu”... cũng lắm công phu!

Khi các vật liệu đã đầy đủ, ông Sáng và nhóm thợ bắt tay vào dựng nêu. Công đoạn đầu tiên là đem lá đùng đình bọc toàn thân cây tre. Công đoạn này thường có 2 người làm cùng lúc, người đem lá đùng đình áp vào thân cây tre, người còn lại buộc dây.

Làm “nêu”... cũng lắm công phu!

Sau khi buộc lá đùng đình vào thân cây tre, nhóm thợ sẽ dùng kéo cắt tỉa phần lá và những đoạn dây buộc thừa ra nhằm đảm bảo mỹ quan cho cây nêu.

Làm “nêu”... cũng lắm công phu!

Công đoạn buộc lá đùng đình hoàn tất sẽ đến phần lắp đèn led lên cây nêu. Tùy vào yêu cầu của khách, cây nêu có thể lắp đèn led hoặc đèn nháy trang trí.

Làm “nêu”... cũng lắm công phu!

Đèn led được gia đình chuẩn bị cách đây hơn 2 tuần. Trước khi lắp đèn led, ông Sáng yêu cầu thợ kiểm tra độ an toàn, đảm bảo tất cả hoạt động tốt và không bị đứt, hở gây nguy hiểm. Mỗi cây tre chiều dài khoảng 15m sẽ phải dùng đến 25m đèn led để trang trí. Dây led sẽ được quấn quanh cây tre với khoảng cách gần một gang tay. Ánh sáng của đèn led vào sẽ giúp cây nêu thêm phần lung linh vào ban đêm.

Làm “nêu”... cũng lắm công phu!

Hoàn thành công đoạn lắp đèn led sẽ đến phần trang trí đèn lồng. Thông thường đèn lồng sẽ được treo ở giữa thân cây nêu....

Làm “nêu”... cũng lắm công phu!

Công đoạn được làm cẩn trọng là gắn cờ Tổ quốc lên cây nêu. Ông Sáng cho hay: “Mỗi lần treo cờ lên cây nêu, tôi đều cảm thấy rưng rưng niềm xúc động”.

Làm “nêu”... cũng lắm công phu!

Phía ngọn cây nêu, tùy thuộc vào yêu cầu của khách mà có những cách trang trí khác nhau. Một số người thích gắn thêm đèn led, một số thì lắp đèn nháy trang trí, cũng có người yêu cầu lắp đèn led hình ngôi sao năm cánh.

Làm “nêu”... cũng lắm công phu!

Để tăng thêm thẩm mỹ cho cây nêu, còn có thể sử dụng thêm dây kim tuyến.

Làm “nêu”... cũng lắm công phu!

Ngoài tính thẩm mỹ, khi làm cây nêu, nhóm thợ luôn chú trọng đến việc đảm bảo an toàn. Vì cây nêu có gắn đèn led nên những đoạn nằm ở phần ngọn cây đều được lồng ống nhựa bên ngoài và dán băng dính chắc chắn.

Làm “nêu”... cũng lắm công phu!

Trước khi giao hàng cho khách, người thợ còn kiểm tra hệ thống đèn trang trí thêm một lần nữa để đảm bảo không xảy ra hư hỏng trong quá trình làm.

Làm “nêu”... cũng lắm công phu!

Năm nay, gia đình ông Sáng dự kiến làm khoảng 50 cây nêu cho khách, mỗi cây có giá từ 1.200.000 đồng đến 1.700.000 đồng. Trừ mọi chi phí, mỗi cây lãi từ 300.000 đồng đền 500.000 đồng.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast