Lắp đặt biển cảnh báo đuối nước - việc làm nhỏ, tác dụng lớn

(Baohatinh.vn) - Đầu mùa hè năm nay, nhiều hoạt động phòng chống đuối nước đã được triển khai nhằm hạn chế tai nạn. Tuy nhiên, có một việc không tốn nhiều kinh phí và mang lại hiệu quả thiết thực đó là triển khai rộng khắp việc tuyên truyền, cảnh báo bằng những pa-nô, biển báo tại các khu vực có nguy cơ xảy ra tai nạn cao thì chưa được quan tâm.

lap dat bien canh bao duoi nuoc viec lam nho tac dung lon

Việc đặt biển cảnh báo tại các khu vực nguy hiểm như thế này sẽ hạn chế được những hậu quả đáng tiếc. (Ảnh minh hoạ từ internet)

Trong các vụ đuối nước xảy ra, có nhiều vụ nạn nhân thiếu thông tin cảnh báo. Có lúc tai nạn xảy ra ở một đoạn mương không có nắp đậy; có lúc lại ở một vũng nước sau cơn mưa lớn ở một công trình đang xây dở; cũng có lúc ở một đoạn khe suối sâu mà người lạ đến không lường trước được. Khi sự việc xảy ra, cùng với nỗi đau đớn thì gia đình, cộng đồng nơi có nạn nhân đuối nước còn mang nỗi xót xa, ân hận với những từ “giá như”, “nếu mà”.

Ấy vậy nhưng, đi khắp các vùng miền trong tỉnh, đặc biệt là những vùng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nơi nhận thức người dân còn thấp, hầu như không thấy các bảng pa-nô tuyên truyền hoặc những biển cảnh báo được dựng lên ở những khu vực nguy hiểm. Trong khi đó, kinh phí làm việc này không quá lớn và có thể phân cấp từ tỉnh đến cơ sở. Những pa-nô tuyên truyền cỡ lớn với sự thể hiện quy mô, cầu kỳ hơn có thể do tỉnh, huyện thực hiện; còn những biển cảnh báo đơn giản ở từng điểm cụ thể có thể do xã làm, hoặc thậm chí xóm, tổ liên gia cũng có thể thực hiện.

Tin rằng, việc làm này dù nhỏ nhưng sẽ có hiệu quả cao, bởi khi nhắc nhở thường xuyên, được tác động trực tiếp tới nhận thức, được cảnh báo rõ nguy cơ ở từng điểm cụ thể, thì mỗi người sẽ nâng cao ý thức bảo vệ mình, đồng thời, nhắc nhở gia đình, cộng đồng cùng phòng tránh hiểm họa đuối nước.

Chủ đề Tai nạn giao thông

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.