Lễ hội chùa Hương Tích mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh 2024

(Baohatinh.vn) - Lễ khai hội chùa Hương Tích (Can Lộc) đầu Xuân Giáp Thìn sẽ là điểm nhấn mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh 2024.

Lễ hội chùa Hương Tích mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh 2024

Không gian chùa Thượng trong quần thể Khu du lịch chùa Hương Tích.

Theo Kế hoạch số 11 /KH-BTC, ngày 17/1/2024 của Ban Tổ chức lễ hội (Can Lộc), lễ khai hội và hoạt động du lịch chùa Hương Tích năm 2024 sẽ bắt đầu từ ngày 15/2/2024 (tức mồng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn).

Không gian lễ hội kéo dài từ cầu Hạ Vàng (quốc lộ 1) qua xã Thiên Lộc đến chùa Thượng, trong đó, các điểm chú trọng gồm: Hạ Vàng, khu vực xã Thiên Lộc, khu vực Ban Quản lý (BQL) Khu du lịch chùa Hương Tích, bến thuyền, ga cáp treo, miếu Cô, miếu Cậu, khu vực chùa chính, chùa Thượng.

Lễ hội chùa Hương Tích sẽ gồm 2 sự kiện chính: Lễ khai hội chùa Hương Tích gắn với mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh 2024 diễn ra vào mồng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn (tức ngày 15/2/2024) và lễ khánh đản Quán Thế âm bồ tát vào ngày 18/2 âm lịch (tức ngày 27/3/2024).

Lễ hội chùa Hương Tích mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh 2024

Du khách "check in" tại vườn hoa quảng trường khu du lịch, nơi sẽ diễn ra lễ khai hội chùa Hương Tích năm 2024. Ảnh chụp ngày 15/1/2024.

Theo kế hoạch, lễ khai hội sẽ do huyện Can Lộc chủ trì, với sự hỗ trợ của Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh, gồm các nội dung: đánh trống khai hội, mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh 2024”; chương trình nghệ thuật đặc sắc; các hoạt động văn hóa, thể thao (giải bóng chuyền nam thanh niên mở rộng, vật cổ truyền, đẩy gậy, kéo co...); các trò chơi dân gian: chọi gà, bịt mắt bắt vịt...

Lễ khánh đản Quán Thế âm bồ tát sẽ do Ban Trị sự Giáo hội phật giáo huyện, trụ trì, BQL chùa Hương Tích, UBND xã Thiên Lộc thực hiện, gồm các nội dung: lễ dâng hương Tam Bảo, hội thi mâm ngũ quả, lễ thỉnh chuông, đọc sớ cầu an, phát lộc...

Lễ hội chùa Hương Tích mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh 2024

Du khách sử dụng xe điện tham quan chùa Hương Tích. Ảnh chụp ngày 15/1/2024.

Theo ông Nguyễn Tiến Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện Can Lộc, lễ hội chùa Hương Tích năm 2024 là điểm nhấn mở đầu năm du lịch của tỉnh, đồng thời cũng mở đầu cho các hoạt động du lịch chùa Hương Tích năm nay.

Vì vậy, bên cạnh công tác chuẩn bị điều kiện cho các sự kiện chính như: lễ khai hội, lễ khánh đản, mở rộng quy mô và đa dạng các hoạt động văn hóa, thể thao, huyện cũng đã chỉ đạo BQL khu di tích tăng cường chỉnh trang cảnh quan, tạo các sản phẩm mới hấp dẫn... Qua đó giới thiệu, quảng bá về vẻ đẹp, giá trị văn hóa, tiềm năng, lợi thế thu hút du khách khắp mọi miền đến với khu di tích danh thắng cấp quốc gia.

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Rộn ràng câu hát mùa xuân

Rộn ràng câu hát mùa xuân

Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.