Với mức định giá 3,2 tỷ USD, đây là công ty có vốn hoá lớn nhất từ trước đến nay của Việt Nam khi thực hiện cổ phần hoá...
Nhà máy lọc dầu Dung Quất trước thềm IPO.
Ngày 31/5/2017, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã ký Quyết định số 1938/QĐ-BCT về việc xác định giá trị Công ty TNHH Một thành viên Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) - đơn vị quản lý và vận hành nhà máy lọc dầu Dung Quất, thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.
Theo đó, giá trị doanh nghiệp của BSR tại thời điểm ngày 31/12/2015 là 72.879.914.663.162 đồng, tương đương khoảng 3,2 tỷ USD. Trong đó giá trị thực tế phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp là hơn 44.934 tỷ đồng.
Việc xác định giá trị doanh nghiệp là căn cứ để BSR thực hiện các công việc tiếp theo để cổ phần hóa. Đây là doanh nghiệp có vốn hóa lớn nhất từ trước đến nay tiến hành cổ phần hóa.
Ngày 6/11/2015, Hội đồng Thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam đã ra quyết định về việc cổ phần hóa BSR. Việc triển khai cổ phần hóa BSR là thực hiện chủ trương của Chính phủ theo quy định tại Nghị định số 59/2011/NĐ-CP và Nghị định 189/2013/NĐ-CP.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất hiện sản xuất các sản phẩm chính là xăng Ron 92 và 95, xăng E5/E10, nhiên liệu phản lực Jet A1, dầu hỏa, dầu diesel, dầu nhiên liệu và lưu huỳnh. Kể từ khi đi vào hoạt động đến tháng 5/2017, BSR đã sản xuất được 47 triệu tấn sản phẩm, tổng doanh thu 40 tỷ USD.
Dự kiến BSR sẽ IPO trong quý 4 năm nay và sẽ chào bán khoảng 5 – 6% cổ phần, còn lại chào bán cho các nhà đầu tư định danh và nhà đầu tư chiến lược để tiếp tục đầu tư phát triển phân khúc hóa dầu và chế biến sâu nhằm mang lại hiệu quả cao trong tương lai.
Năm 2016, BSR có lợi nhuận sau thuế 5.000 tỷ đồng, trước đó năm 2015 cũng đạt 6.000 tỷ đồng.
Các nhà thầu đang tập trung hoàn thành những phần việc cuối cùng của gần 90km tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh trước thời gian cho phép phương tiện lưu thông vào ngày 28/4 tới.
Nhằm cấp điện ổn định, góp phần nâng cao chất lượng ngành du lịch, Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã xử lý các khiếm khuyết, nâng cấp hạ tầng lưới điện đáp ứng nhu cầu phụ tải tăng cao.
Công ty Điện lực Dầu khí Hà Tĩnh đã xuất sắc giành giải nhất Hội thao An toàn vệ sinh lao động – phòng chống cháy nổ lần thứ XV do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam tổ chức.
Lấy “phòng là chính”, Điện lực Hương Sơn (Công ty Điện lực Hà Tĩnh) đã triển khai hàng loạt các giải pháp ngăn ngừa các sự cố về điện nhằm hạn chế tới mức thấp nhất những thiệt hại có thể xảy ra trong mùa nắng nóng.
6 nút giao cùng một số cây cầu lớn trên tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh đang được gấp rút hoàn thành hệ thống điện chiếu sáng để đảm bảo cho phương tiện lưu thông từ ngày 28/4.
Năm 2025, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP tiếp tục thực hiện hiệu quả các biện pháp an toàn – sức khỏe – môi trường, góp phần tăng hiệu quả sản xuất - kinh doanh.
Để đáp ứng nhu cầu phát triển, Công ty cổ phần May BGG Hương Sơn (Hà Tĩnh) phấn đấu nâng công suất từ 500 – 700.000 sản phẩm/tháng, vì vậy, nhu cầu tuyển dụng công nhân là rất lớn.
Trong bối cảnh nhiều quốc gia áp dụng hàng rào thuế quan, Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã đa dạng đối tác xuất khẩu, đẩy mạnh thị trường nội địa để vượt khó.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nhà thầu tập trung triển khai thi công dự án nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) để "bù" lại tiến độ bị ảnh hưởng do mưa gió trước đó.
BQL Dự án 6 đề xuất mở rộng 18 đoạn cao tốc Bắc-Nam lên 6 làn xe, trong đó có đoạn qua Hà Tĩnh, nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải, thúc đẩy phát triển kinh tế và đảm bảo ATGT.
Để đảm bảo phát điện an toàn, ổn định trong giai đoạn cao điểm nắng nóng, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (Hà Tĩnh) dự kiến tiêu thụ hơn 900 nghìn tấn than trong quý II/2025.
Trên địa bàn TP Hà Tĩnh hiện có nhiều dự án xây dựng hạ tầng được triển khai nhưng một số công trình chậm tiến độ. Hãy đi tìm câu hỏi vì sao xảy ra tình trạng này, gây ảnh hưởng đến mục tiêu kế hoạch đã đề ra.
Công tác chuẩn bị cho lễ khai trương bến số 3, Cảng quốc tế Lào - Việt (Hà Tĩnh) đang được các đơn vị liên quan tích cực hoàn tất, đảm bảo buổi lễ diễn ra thành công.
2 tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Hà Tĩnh vừa được thông xe sáng 19/4 không chỉ đáp ứng niềm mong mỏi của Nhân dân, mở ra cơ hội phát triển cho các địa phương mà còn là sự kiện tạo khí thế thi đua sôi nổi hướng tới đại lễ 30/4 của dân tộc.
2 tuyến cao tốc qua Hà Tĩnh thông xe nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, giảm áp lực về giao thông mà còn mở ra không gian, động lực phát triển mới cho Hà Tĩnh. Đó cũng là niềm tự hào của Hà Tĩnh và chủ đầu tư, nhà thầu thi công khi đã cùng nỗ lực, quyết tâm cao, vượt tiến độ 6 tháng.
Trước tình hình phụ tải điện tăng cao trong mùa nắng nóng, các nhà máy sản xuất điện ở Hà Tĩnh đã chủ động triển khai các giải pháp vận hành hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ban quản lý dự án các công trình điện miền Trung đang đẩy nhanh tiến độ dự án Trạm Biến áp 220kV Vũng Áng và đấu nối tại TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) với tổng mức đầu tư gần 400 tỷ đồng.
Công ty Điện lực Hà Tĩnh và huyện Hương Khê huy động lực lượng hơn 200 người ra quân chặt tỉa cây, giải phóng hành lang lưới điện cao áp để cấp điện an toàn, ổn định cho các phụ tải.
Cao tốc các đoạn Bãi Vọt - Hàm Nghi, Hàm Nghi - Vũng Áng (Hà Tĩnh) sẽ được thông xe kỹ thuật vào ngày 19/4, đưa vào khai thác tuyến chính vào ngày 28/4.
Công ty Điện lực Hà Tĩnh chủ động thực hiện các giải pháp quản lý kỹ thuật - vận hành, kinh doanh và đầu tư xây dựng nhằm đảm bảo cung ứng điện ổn định mùa nắng nóng.
Tỷ giá USD "leo thang" buộc các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Hà Tĩnh phải điều chỉnh nguồn nguyên liệu nhập khẩu; tìm kiếm thị trường mới để ổn định sản xuất, vượt qua sóng gió.
Theo khảo sát của Chi cục Thống kê Hà Tĩnh, 74% doanh nghiệp chế biến – chế tạo trên địa bàn dự báo tình hình sản xuất kinh doanh tốt hơn trong quý II/2025.
Dự kiến từ 9/4, Mỹ áp thuế lên tới 46% với hàng nhập khẩu từ Việt Nam nên các doanh nghiệp xuất khẩu Hà Tĩnh đang chủ động triển khai các giải pháp để giảm thiểu tác động tiêu cực
Công ty Điện lực Hà Tĩnh đưa vào sử dụng 17 dự án đầu tư xây dựng lưới điện nhằm giảm quá tải lưới điện mùa nắng nóng, giảm tổn thất điện năng, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.
Chủ động rời nơi “chôn rau cắt rốn” cho các công trình trọng điểm ở Hà Tĩnh được triển khai thuận lợi, trên các khu tái định cư, người dân đang cùng nhau xây dựng cuộc sống mới.
Văn phòng Chính phủ thông báo, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ Xây dựng nhanh chóng hoàn thiện thủ tục để khởi công dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam vào cuối năm 2026.
Sau gần 15 năm chờ đợi, người dân tổ dân phố Tân Thắng, phường Kỳ Ninh vui mừng khi tuyến đường Hoàng Sa thuộc Dự án đường trục ngang Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã hoàn thành.