(Baohatinh.vn) - Việc Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch điện VIII mở ra cơ hội phát triển về quy mô nguồn, lưới điện, tăng năng lực sản xuất điện và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Hà Tĩnh.
Ngày 15/4/2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 768/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch điện VIII. Quyết định không đơn thuần là bản vẽ sơ đồ các nhà máy điện và trạm truyền tải mà là sự kết tinh của tư duy chiến lược, gắn kết giữa phát triển điện với phát triển đất nước. Với tầm nhìn dài hạn, điều chỉnh Quy hoạch điện VIII mở ra hướng đi chiến lược, định hình hệ sinh thái năng lượng tái tạo và công nghệ cao tại Việt Nam.
Việc Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch điện VIII mở ra cơ hội phát triển về quy mô nguồn, lưới điện, tăng năng lực sản xuất điện trên địa bàn Hà Tĩnh.
Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII phân bổ cụ thể công suất tăng thêm của mỗi địa phương so với Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII đã được phê duyệt trước đó. Ông Trần Văn Nhường – Phó Trưởng phòng Quản lý năng lượng (Sở Công thương Hà Tĩnh) cho biết: Theo Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hà Tĩnh được phân bổ tăng thêm công suất theo từng loại hình điện năng.
Cụ thể: giai đoạn 2025 - 2030, điện gió gần bờ trên đất liền ở Hà Tĩnh được tăng thêm 1.605MW; điện mặt trời tập trung tăng thêm 1.776MW (trong đó giai đoạn 2025-2030 tăng thêm 440 MW và giai đoạn 2031-2035 tăng thêm 1.336MW); điện mặt trời mái nhà tăng thêm 381MW (trong đó giai đoạn 2025-2030 tăng thêm 313MW và giai đoạn 2031-2035 tăng thêm 68 MW).
Đồng thời, giai đoạn 2025 - 2030, Hà Tĩnh được phân bổ tăng thêm thuỷ điện nhỏ với công suất 24,69MW, thuỷ điện tích năng tăng thêm 704,5MW; điện sinh khối tăng thêm 14MW (giai đoạn 2025 – 20230) và tăng thêm 1 MW (giai đoạn 2031 – 2035); nhiệt điện khí LNG giai đoạn 2031-2035 tăng thêm 1.500 MW.
Năm 2025, Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (KKT Vũng Áng) dự kiến sản xuất 6,5 tỷ kWh.
Việc Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII có vai trò quan trọng, tạo cơ sở để Hà Tĩnh tăng quy mô nguồn điện, lưới điện, gia tăng năng lực sản xuất điện trên địa bàn, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
Hiện nay, Bộ Công thương đang chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, đơn vị liên quan nghiên cứu, tham mưu Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Nhà máy Điện mặt trời Cẩm Hòa (Cẩm Xuyên) có công suất 50 MW.
Tới đây, trên cơ sở Kế hoạch thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII của Chính phủ ban hành, Sở Công thương Hà Tĩnh sẽ chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị tham mưu cho UBND tỉnh các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII đã được Chính phủ giao cho tỉnh thực hiện.
Theo Sở Công thương, Hà Tĩnh hiện có 3 loại hình sản xuất điện là nhiệt điện, thủy điện và điện mặt trời với sản lượng mỗi năm khoảng gần 10 tỷ kWh.
Chủ động, linh hoạt khắc phục khó khăn về thị trường, chi phí sản xuất, tỷ giá USD gia tăng…, cộng đồng doanh nghiệp Hà Tĩnh đang nỗ lực để sớm hoàn thành mục tiêu trong quý II/2025.
Đoàn đại biểu cấp cao Thủ đô Viêng Chăn (nước Cộng hòa DCND Lào) bày tỏ sự ấn tượng trước quy mô và sự phát triển năng động của các dự án trọng điểm tại Khu kinh tế Vũng Áng, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghiệp, logistics.
Giá điện tăng 4,8% đã tạo thêm sức ép với khách hàng sử dụng điện. Trong bối cảnh chi phí sản xuất bị “đội lên”, các doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh đã chủ động thích ứng, “kích hoạt” các giải pháp tiết kiệm điện.
Thực hiện Công điện của Thủ tướng về cung ứng điện trong thời gian cao điểm năm 2025, UBND tỉnh Hà Tĩnh chỉ đạo tiếp tục triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các nội dung liên quan.
Các dự án điện mặt trời, điện mặt trời mái nhà trên địa bàn góp phần giảm quá tải lưới mùa nắng nóng khi bán cho EVN gần 14% sản lượng điện tỉnh Hà Tĩnh tiêu thụ trong một năm.
Hoạt động bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Hà Tĩnh nhằm phát hiện, tôn vinh các sản phẩm chất lượng, giá trị sử dụng cao, có tiềm năng phát triển sản xuất, mở rộng thị trường.
Từ ngày 10/5, giá bán lẻ điện mới chính thức được áp dụng. Theo đó, mỗi hộ dân tại Hà Tĩnh sẽ chi trả thêm tiền điện hằng tháng với mức tăng tùy thuộc vào từng đối tượng sử dụng.
Thay vì nộp thuế khoán, hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm ở Hà Tĩnh phải xuất hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối dữ liệu với cơ quan thuế từ ngày 1/6/2025.
Công ty Điện lực Hà Tĩnh đang tiếp nhận công trình điện tài sản công theo Nghị định số 02/2024/NĐ-CP của Chính phủ, tạo thuận lợi cho khách hàng và nâng cao chất lượng điện năng.
Nguồn kinh phí Hà Tĩnh phân bổ thực hiện khuyến công địa phương năm 2025 là 1,8 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ sở công nghiệp nông thôn đầu tư, phát triển.
Hà Tĩnh đang tập trung phát huy nội lực, mở rộng kết nối, hợp tác để nâng cao năng lực cạnh tranh và thích ứng linh hoạt. Trên tinh thần đó, một số chuyên gia đã gợi mở những giải pháp góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu phát triển toàn diện và bền vững của tỉnh.
Với số thu nội địa 4 tháng đầu năm 2025 đạt 4.100 tỷ đồng (bằng 47% dự toán được giao, tăng 24% so với cùng kỳ), Hà Tĩnh đang hướng đến mục tiêu vượt kế hoạch năm.
Trên tuyến cao tốc Bãi Vọt – Vũng Áng ở Hà Tĩnh vừa được đưa vào khai thác, có khá nhiều vị trí bên phải tuyến theo chiều di chuyển Bắc - Nam được lắp đặt tường chống ồn.
Những ngày nghỉ lễ 30/4-1/5, các kỹ sư, người lao động Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (KKT Vũng Áng, Hà Tĩnh) vẫn nỗ lực bám sát các quy trình, vận hành an toàn, ổn định 2 tổ máy phát điện tổng công suất 1.200 MW.
Trước thời hạn thông tuyến không còn nhiều, các nhà thầu đảm nhận thi công cao tốc Vũng Áng - Bùng đoạn qua Hà Tĩnh đã bố trí nhân lực thi công xuyên dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Ngày đầu nghỉ lễ 30/4, 1/5, lưu lượng di chuyển trên cao tốc Bãi Vọt - Hàm Nghi và Hàm Nghi - Vũng Áng ở Hà Tĩnh gia tăng nhanh nhưng tình hình giao thông vẫn thông suốt, người dân đi lại thuận lợi.
Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã triển khai các phương án tối ưu nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải tăng cao, đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Tình hình giao thông ngày đầu khi cao tốc từ Bãi Vọt tới Vũng Áng ở Hà Tĩnh được đưa vào khai thác khá thông thoáng, tài xế phấn khởi, vui vẻ khi đi lại thuận lợi, rút ngắn thời gian, quãng đường di chuyển
Bến số 3 Cảng quốc tế Lào – Việt đi vào khai thác góp phần phát triển hạ tầng cảng biển Hà Tĩnh, trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi logistics, thúc đẩy lưu thông hàng hóa thuận lợi.
Gần 30 năm trên hành trình xây dựng và phát triển, Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt luôn đồng hành cùng cả nước đánh thức, khơi dậy tiềm năng kinh tế biển Việt Nam. Đây là minh chứng rõ nét cho tình hữu nghị, là động lực phát triển của 2 nước Việt - Lào.
Lễ khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt diễn ra tại Khu kinh tế Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Công trình góp phần hiện thực hóa cam kết hợp tác đầu tư giữa Chính phủ hai nước Việt Nam và Lào.
Tàu có trọng tải 40.000 tấn vào cảng số 3 Vũng Áng (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) để nhận hàng Kali của doanh nghiệp Lào xuất khẩu đi Nhật Bản. Các thành viên thủy thủ đoàn hài lòng vì cầu cảng đáp ứng các thông số kỹ thuật đề ra.
Với nhiều lợi thế về cảng biển nước sâu, hệ thống hạ tầng giao thông kết nối và việc đầu tư đồng bộ thiết bị xếp dỡ hàng hóa, các bến cảng của Công ty CP Cảng quốc tế Lào - Việt luôn sôi động, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH.
Tuyến chính cao tốc qua Hà Tĩnh sắp được đưa vào khai thác, vậy nên, việc tài xế nắm rõ các loại biển báo giao thông là rất cần thiết để đảm bảo an toàn khi lưu thông.
Hội thao An toàn vệ sinh lao động diễn ra tại Hà Tĩnh đã trở thành ngày hội rèn luyện kỹ năng, nghiệp vụ của toàn thể cán bộ, người lao động Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam.
Ngày 23/4/2025, Công ty cổ phần Phong điện HBRE Hà Tĩnh và Công ty cổ phần Xây dựng Công trình IPC (IPC E&C) chính thức ký hợp đồng EPC xây dựng Trang trại Phong điện HBRE Hà Tĩnh 120 MW.