Lộc Hà chủ động giảm nhẹ hậu quả thiên tai trong mùa mưa bão

(Baohatinh.vn) - Là địa phương thường xuyên phải hứng chịu các đợt thiên tai nên các cấp, ngành và người dân Lộc Hà (Hà Tĩnh) đang tích cực chuẩn bị để phòng chống thiên tai (PCTT) hiệu quả, tìm kiếm cứu nạn (TKCN) kịp thời.

Lộc Hà chủ động giảm nhẹ hậu quả thiên tai trong mùa mưa bão

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn kiểm tra công tác đảm bảo an toàn đê điều, nơi neo đậu tàu thuyền, phương án sẵn sàng di dời dân tại vùng cửa biển xã Thạch Kim. (ngày 9/8/2022).

Ở các mùa mưa bão trước đây, Lộc Hà thường xuyên có 5/6 xã vùng ven biển, cửa sông (vùng hạ huyện) với 30 thôn và hơn 2.000 hộ/7.000 khẩu bị ảnh hưởng bởi nước biển dâng kết hợp với triều cường. Tất cả 6 xã vùng thượng huyện cũng luôn đứng trước nguy cơ ngập úng kéo dài ở hàng chục thôn, với khoảng 450 hộ/1.200 nhân khẩu bị tác động.

Cùng đó, có nhiều điểm dưới chân núi ở các xã Thịnh Lộc, Bình An, thị trấn Lộc Hà, Hồng Lộc, Tân Lộc cũng đối diện với nguy cơ bị sản lở khi có mưa bão lớn, kéo dài. Ở các vị trí dễ mất an toàn, có 20 hộ/70 người thuộc diện phải di dời khi thiên tai xảy ra.

Lộc Hà chủ động giảm nhẹ hậu quả thiên tai trong mùa mưa bão

Triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn tại âu thuyền Cửa Sót (Thạch Kim) trước mùa mưa bão.

Vì thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa bão nên Lộc Hà luôn tiềm ẩn các sự cố mất an toàn, có thể ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của Nhân dân. Nhiều khu vực, nhiều địa phương trọng điểm đã được liệt kê trong các danh sách, kế hoạch ứng phó với thiên tai và TKCN như: Mai Phụ, Hộ Độ (bị lũ lụt, triều cường gây ngập úng, chia cắt), thôn Tân Thành - xã Tân Lộc (bị sạt lở đất đá), các xã Thịnh Lộc, Thạch Kim, thị trấn Lộc Hà (nước biển dâng, lốc xoáy)...

Ngoài ra, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên ngư dân Lộc Hà cũng thường xuyên bị tai nạn, gặp sự cố trên biển, trên sông khi đi khai thác, nuôi trồng thủy sản, hải sản.

Lộc Hà chủ động giảm nhẹ hậu quả thiên tai trong mùa mưa bão

BĐBP Cửa Sót tăng cường tuần tra, kiểm soát cửa sông, cửa lạch khi thời tiết xấu để ngăn ngừa tàu thuyền ra biển nhằm đảm bảo an toàn cho ngư dân.

Trước thực trạng đó, trước mùa mưa bão năm nay, các xã, thị trấn, lực lượng trên địa bàn toàn huyện đã sớm chủ động xây dựng phương án huy động lực lượng, bố trí phương tiện sát đúng với tình hình để sẵn sàng di dời người, tài sản khi có thiên tai xảy ra. Địa điểm di dời là các nhà hội quán thôn, trụ sở xã, trường học, trạm xá, nhà thờ công giáo và các nơi tránh trú an toàn khác.

Các địa phương cũng chuẩn bị, hiệp đồng đầy đủ tàu thuyền, xe tải, xe khách, thực phẩm, nước uống, thuốc men... để không bị động, thiếu thốn. Các phương án đảm bảo an ninh, an toàn, sức khỏe cho người dân tại các điểm tập kết cũng đã được xây dựng chu đáo.

Lộc Hà chủ động giảm nhẹ hậu quả thiên tai trong mùa mưa bão

Ngư dân xã Thịnh Lộc đưa tàu thuyền về nơi tránh trú ở vị trí an toàn khi mưa bão đến.

Ông Nguyễn Khắc Phong - Chủ tịch UBND xã Thịnh Lộc chia sẻ: "Ngoài một số hộ sinh sống ven chân núi Chân Tiên, xã có đến 1.547 hộ/6.000 khẩu ở tất cả 6 thôn có thể phải di dời nếu xảy ra mưa bão lớn, triều cường cao. Do đó, chúng tôi đã chủ động xây dựng phương án di dời khá đầy đủ, cụ thể, sát tình hình thực tế.

Các lực lượng như: công an, dân quân tự vệ, đoàn thanh niên, cựu chiến binh được phân công, phân nhiệm cụ thể để thường xuyên bám địa bàn, theo dõi sát tình hình và sẵn sàng vào cuộc khi có tình huống xấu, nhất là hỗ trợ người già, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai... di dời đảm bảo an toàn, trật tự đến các vị trí kiên cố đã xác định sẵn".

Lộc Hà chủ động giảm nhẹ hậu quả thiên tai trong mùa mưa bão

Nhà văn hóa cộng đồng kết hợp tránh trú lũ thôn Trung Sơn (xã Hồng Lộc) là điểm tránh trú an toàn khi trên địa bàn xảy ra ngập lụt hoặc sạt lở đất đá.

Trong công tác TKCN, ngoài hoạt động thông tin, tuyên truyền, nhắc nhở người chú trọng đảm bảo an toàn, các cấp, ngành ở Lộc Hà cũng đã có sự vào cuộc tích cực. Tất cả các vị trí, các tình huống có thể xảy ra sự cố đều đã được Ban Chỉ huy PCTT&TKCN huyện Lộc Hà dự báo cụ thể, có kế hoạch điều động và sử dụng lực lượng chi tiết, chuẩn bị đầy đủ phương tiện và trang bị sẵn sàng tham gia ứng cứu.

Riêng đối với các tình huống CHCN trên biển thì sẽ xử lý theo hướng: xác minh rõ đối tượng cần TKCN và thông tin, báo cáo kịp thời; sớm đưa ra phương án ứng cứu phù hợp và điều động phương tiện đủ điều kiện đi cứu hộ; gấp rút liên lạc bằng định vị hoặc sóng ngắn cho các tàu thuyền hoạt động ở khu vực lân cận đến ứng cứu; đề xuất BĐBP và Cảnh sát biển đưa tàu chuyên dụng hỗ trợ.

Ngoài ra, Lộc Hà cũng đã có phương án để động viên gia đình, ngăn chặn các hành động cứu hộ tự phát không đảm an toàn, bố trí lực lượng y tế sẵn sàng vào cuộc...

Lộc Hà chủ động giảm nhẹ hậu quả thiên tai trong mùa mưa bão

Gấp rút đẩy nhanh tiến độ thi công dự án hạ tầng nuôi trồng thủy sản xã Mai Phụ và Hộ Độ.

Cùng với sự vào cuộc của các cấp, ngành thì ý thức của người dân Lộc Hà về PCTT, hỗ trợ TKCN cũng đã được nâng lên.

Ngư dân Nguyễn Xuân Thịnh ở thôn Giang Hà (xã Thạch Kim) chia sẻ: “Trước mùa mưa bão, ngư dân chúng tôi luôn ý thức cao trong việc phòng chống giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo an toàn. Là những ngư dân sinh sống đầu cửa lạch, lại thường xuyên đi biển nên chúng tôi đã sớm sửa chữa nhà cửa, gia cố tàu thuyền, ghép dọn đồ đạc gọn gàng và sẵn sàng di dời có lệnh. Chúng tôi cũng chấp hành nghiêm việc không đi biển khi thời tiết phức tạp, sẵn sàng giúp đỡ bạn nghề không may gặp nạn và hỗ trợ các lực lượng chức năng các thông tin, kinh nghiệm về cứu hộ, cứu nạn trên biển”.

Lộc Hà chủ động giảm nhẹ hậu quả thiên tai trong mùa mưa bão

Các nhà thầu đang gấp rút đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục dễ bị thiên tai tác động tại Dự án xử lý cấp bách đê Tả Nghèn (đoạn qua thị trấn Lộc Hà).

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà Võ Tá Bình cho biết: “Cách đây hơn 3 tháng, huyện Lộc Hà đã chủ động xây dựng kế hoạch PCTT&TKCN và bắt đầu các triển khai các phần việc cụ thể. Đến nay, hầu hết các vấn đề có liên quan đều đã được các địa phương, đơn vị chuẩn bị cơ bản đầy đủ theo phương châm “4 tại chỗ”, không để bị động, bất ngờ khi thiên tai xẩy ra. Đặc biệt, huyện đã sớm phê duyêt và triển khai đầy đủ, kịp thời các phương án PCTT&TKCN là: phòng ngừa, ứng phó với bão mạnh, siêu bão và nguy cơ nước biển dâng cao; đảm bảo an toàn các tuyến đê và các công trình trên đê; sơ tán dân các khu vực xung yếu; đảm an toàn giao thông và phương tiện; đảm bảo ANTT; đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển; huy động lực lượng ứng cứu và TKCN; đảm bảo an toàn hồ chứa”.

Chủ đề PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO

Đọc thêm

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.
Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Tận dụng tiềm năng ao hồ, mặt nước dồi dào, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tập trung chỉ đạo các địa phương mở rộng diện tích, đầu tư nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo hướng thâm canh, đa dạng hoá đối tượng nuôi.