Long trọng lễ giỗ lần thứ 645 của Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu

(Baohatinh.vn) - Lễ giỗ lần thứ 645 của Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu đã được thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tổ chức long trọng với sự tham gia của đông đảo cán bộ và Nhân dân trên địa bàn.

Sáng nay (13/3), UBND thị xã Kỳ Anh long trọng tổ chức lễ giỗ lần thứ 645 của Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu. Đại diện lãnh đạo một số sở, ngành, thị xã Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh và bà con Nhân dân gần xa cùng dự lễ.

Long trọng lễ giỗ lần thứ 645 của Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu

Toàn cảnh buổi lễ.

Tại lễ giỗ, lãnh đạo thị xã Kỳ Anh đã ôn lại cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của Quý phi Nguyễn Thị Bích Châu. Quý phi Nguyễn Thị Bích Châu quê ở huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, là con gái của đại thần Nguyễn Tướng Công. Bà sớm nổi tiếng thông tuệ, hiểu văn chương.

Long trọng lễ giỗ lần thứ 645 của Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu

Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh Nguyễn Hoài Sơn trình bày diễn văn tại lễ giỗ lần thứ 645 của Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu.

Năm Long Khánh thứ nhất (1373), Nguyễn Thị Bích Châu được vua Trần Duệ Tông tuyển làm Tả cung Quý phi, lấy hiệu là Phù Dung. Lúc bấy giờ, chế độ phong kiến nhà Trần suy vong, nhân tài không được trọng dụng, Quý phi Nguyễn Thị Bích Châu thảo bản “Kê minh thập sách” đưa ra được những điểm trọng yếu nhất, thiết thực nhất về đường lối chính trị, văn hóa, quân sự để giúp vua trị vì đất nước.

Long trọng lễ giỗ lần thứ 645 của Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu

Đội cờ thần, đội tế khí dẫn đầu lễ rước bài vị Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu.

Năm 1377, nhà vua đem quân đi đánh Chiêm Thành, Quý phi Nguyễn Thị Bích Châu khuyên ngăn vua không được, bà đã xin đi theo để hộ giá. Trong trận giao chiến với giặc, bà đã bị trúng tên độc và từ trần vào đêm 11 rạng sáng ngày 12 tháng 2 (âm lịch) năm 1377.

Long trọng lễ giỗ lần thứ 645 của Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu

Lễ rước được chuẩn bị kỹ lưỡng từ nhiều ngày trước.

Bản “Kê minh thập sách” với 10 điều răn dạy với văn phong không hoa mỹ, lời lẽ đanh thép, nội dung bao hàm nhiều phương diện của quốc kế dân sinh, chứa đựng cả chiến lược lẫn sách lược, đến nay vẫn còn nguyên giá trị và tiếp tục là bài học cảnh tỉnh về an dân, trị quốc cho các thế hệ mai sau.

Long trọng lễ giỗ lần thứ 645 của Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu

Đại diện lãnh đạo địa phương, các bậc cao niên trong xã Kỳ Ninh tham gia đoàn rước bài vị.

Hơn 90 năm sau, năm 1470, niên hiệu Hồng Đức thứ nhất, phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu hiển linh phù hộ Hoàng đế Lê Thánh Tông đánh giặc thắng lợi. Khi thắng trận trở về, vua đã cho quân cùng dân chúng địa phương xây dựng lại lăng mộ để ghi nhớ công ơn của bà và đã ban chiếu sắc phong là Chế thắng phu nhân.

Nhân dân tôn bà là Loan Nương Thánh Mẫu hay Mẫu Kỳ Anh. 645 năm qua, với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” và lòng tôn kính đối với Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu, ngôi đền được chính quyền và Nhân dân bảo vệ, giữ gìn và nhiều lần trùng tu, tôn tạo.

Trải qua sự biến thiên của thời gian và lịch sử, đền Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu vẫn giữ được vẻ cổ kính, linh thiêng và trở thành địa chỉ du lịch tâm linh của du khách thập phương.

Long trọng lễ giỗ lần thứ 645 của Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu

Bài vị Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu được rước vào địa điểm tổ chức lễ giỗ.

Năm 1991, Đền được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích Lịch sử - Danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia. Năm 2019, được UBND tỉnh công nhận điểm du lịch cấp tỉnh. Hằng năm, vào tháng 2 âm lịch, Nhân dân địa phương và du khách thập phương trên cả nước về tế lễ, dâng hương tưởng nhớ đến ngày mất của Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu; cầu may mắn, bình an cho bản thân và gia quyến.

Dù bà đã ra đi gần 7 thế kỷ, nhưng sự hiền đức, tuệ mẫn và tấm gương hi sinh vì nước, vì dân vẫn còn chói sáng đến muôn đời sau.

Long trọng lễ giỗ lần thứ 645 của Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu

Các đại biểu tham dự buổi lễ.

Do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên lễ giỗ lần thứ 645 của Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu chỉ tổ chức phần lễ, không có phần hội. Phần lễ bao gồm các nghi thức: lễ rước Thánh, lễ giỗ, hầu văn, lễ yết gà, thả đèn hoa đăng, lễ tế lợn, lễ tế gà. Trong đó, lễ rước Thánh đã diễn ra vào sáng sớm nay và các nghi lễ hầu văn, yết gà, lễ tế lợn, thả đèn hoa đăng sẽ được tiến hành tối nay (13/3).

Tại lễ giỗ sáng nay, các nghi thức được tiến hành theo trình tự, bài bản, trang nghiêm, gồm: nghi thức rước bài vị, khai trống, dâng hương và nghi thức đọc văn tế.

Long trọng lễ giỗ lần thứ 645 của Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu

Nghi thức rước bài vị Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu vào đền.

Long trọng lễ giỗ lần thứ 645 của Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu

Bí thư Thị ủy Đặng Văn Thành thực hiện nghi thức khai trống tiến hành lễ giỗ.

Long trọng lễ giỗ lần thứ 645 của Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu

Các nghi thức tiến hành lễ tế được thực hiện bài bản, trang nghiêm.

Long trọng lễ giỗ lần thứ 645 của Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu

Các vị bô lão tiến hành nghi thức dâng hương...

Long trọng lễ giỗ lần thứ 645 của Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu

... nghi thức đọc văn tế lễ giỗ Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu.

Long trọng lễ giỗ lần thứ 645 của Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu

Sau các nghi thức, đại diện lãnh đạo thị xã Kỳ Anh...

Long trọng lễ giỗ lần thứ 645 của Chế thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu

... và các đại biểu tiến hành dâng hương tưởng nhớ Chế thắng phu nhân.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Xuân về cùng mùa hoa

Xuân về cùng mùa hoa

Khi thời gian dần dịch chuyển về những ngày cuối cùng của năm cũ cũng là lúc người trồng hoa, chăm bón cây cảnh ở Hà Tĩnh tất bật chuẩn bị cho một mùa xuân mới.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Thực hiện mục tiêu thu hút hơn 14 vạn lượt du khách trong năm 2025, các đơn vị quản lý, kinh doanh tại chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) đang tập trung nguồn lực chuẩn bị cho mùa lễ hội.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Tiết mục Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát. Soạn lời: NSND Nguyễn An Ninh. Biểu diễn: Nghệ nhân Văn Sang - Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.
Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi. Thơ: Nguyễn Công Trứ. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác là sự kết nối của Đông và Tây, của các phương pháp cổ truyền và khoa học tiến bộ, của cây cỏ và máy móc, là sự tương đồng và tấm lòng của những bậc lương y, là niềm say mê và trách nhiệm đối với khoa học của những nhà bác học.