Mất trắng 130 ha vì dịch bệnh, người nuôi tôm Kỳ Anh khẩn trương tái sản xuất

(Baohatinh.vn) - Sau lứa tôm đầu vụ bị thiệt hại nặng nề do dịch bệnh, người nuôi tôm ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang khẩn trương cải tạo ao hồ, chuẩn bị con giống để tái vụ.

Mất trắng 130 ha vì dịch bệnh, người nuôi tôm Kỳ Anh khẩn trương tái sản xuất

100% số ao của Công ty CP Thủy sản Nghệ Tĩnh phải xả sạch nước để cải tạo và thả lại lứa mới

Công ty CP Thủy sản Nghệ Tĩnh đứng chân trên địa bàn xã Kỳ Thọ đầu tư trên 2,5 ha ao nuôi tôm thâm canh công nghệ cao và 1,5 ha diện tích nuôi bán thâm canh. Vụ nuôi xuân hè này, công ty thả nuôi trên 5 triệu con tôm giống. Tôm phát triển khá nhanh, tỷ lệ hao hụt không đáng kể.

Tuy nhiên, do thời tiết bất lợi, trời âm u, mưa nhiều, rất ít nắng đã gây ra nhiều bệnh nguy hiểm trên tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng. Chỉ sau vài ngày phát hiện, tôm bắt đầu chết hàng loạt.

Mất trắng 130 ha vì dịch bệnh, người nuôi tôm Kỳ Anh khẩn trương tái sản xuất

Hệ thống bạt lót bờ cũng được các chủ nuôi tôm thau rửa sạch và phơi nắng để diệt sạch mầm bệnh

Nhằm vớt vát chút ít vốn, công ty đã phải thu hoạch “chạy dịch” số tôm còn lại với tổng trọng lượng 13 tấn; mỗi kg tôm “non” chỉ bán được giá 50 - 65 ngàn đồng; thiệt hại ước tính lên đến hàng tỷ đồng.

Không chỉ Công ty CP Thủy sản Nghệ Tĩnh, vụ xuân hè này, hầu hết người dân các địa phương nuôi tôm của huyện Kỳ Anh gồm: Kỳ Thọ, Kỳ Thư và Kỳ Hải đều cùng cảnh ngộ.

Mất trắng 130 ha vì dịch bệnh, người nuôi tôm Kỳ Anh khẩn trương tái sản xuất

Ao nuôi không lót bạt được làm sạch cỏ bờ và rắc vôi để tiêu độc, khử trùng

Vụ nuôi xuân hè này, toàn huyện Kỳ Anh thả nuôi trên 350 ha tôm gồm cả thâm canh, bán thâm canh và quảng canh, chủ yếu là giống tôm thẻ chân trắng. Dịch bệnh đã làm 130 ha với khoảng 12 triệu con giống bị nhiễm bệnh và mất trắng. Số còn lại, phần lớn cũng phải thu hoạch sớm và bán tháo chạy dịch với giá bình quân chưa bằng một nửa so với bình thường.

Nhằm bù đắp phần nào thiệt hại, thời điểm này, mặc dù thời vụ chính không còn nhiều nhưng các cơ sở và hộ nuôi tôm Kỳ Anh đang tập trung cao độ cho việc cải tạo ao hồ, lựa chọn nguồn giống và chuẩn bị các loại chế phẩm sinh học để thả nuôi lứa tôm giống mới.

Mất trắng 130 ha vì dịch bệnh, người nuôi tôm Kỳ Anh khẩn trương tái sản xuất

Cùng với xử lý ao nuôi, làm sạch nguồn nước, các hộ nuôi thâm canh tiến hành sửa chữa hệ thống thiết bị kỹ thuật để chuẩn bị tái vụ.

Ông Nguyễn Văn Sơn - phụ trách kỹ thuật Công ty CP Thủy sản Nghệ Tĩnh cho biết: “Công ty tập trung toàn bộ nhân lực và phương tiện để cải tạo, thau rửa, tiêu độc khử trùng, làm sạch lòng hồ và lắng lọc nguồn nước; đồng thời sửa chữa hệ thống sục nước... Hy vọng vụ sản xuất mới sẽ thu được kết quả tốt để bù đắp thiệt hại”.

Mất trắng 130 ha vì dịch bệnh, người nuôi tôm Kỳ Anh khẩn trương tái sản xuất

Người nuôi tôm quảng canh xã Kỳ Thọ sử dụng vôi bột để xử lý đáy ao sau khi tháo cạn nước.

Tại các địa phương, các cơ sở sản xuất thâm canh cũng như người nuôi quảng canh, việc cải tạo ao hồ cũng đang được tập trung cao. Tại xã Kỳ Thọ, theo Phó Chủ tịch UBND xã Hồ Văn Hiển, 174 ha bị thiệt hại nặng hiện đã hoàn thành cải tạo ao hồ được 50% diện tích, phấn đấu đến giữa tháng 6 sẽ hoàn thành xuống giống toàn bộ diện tích.

“Những ngày qua, trời nắng nóng nhiều, nền nhiệt trong ngày cao, tạo điều kiện để bà con phơi khô nhanh đáy ao và tiến hành xử lý các loại mầm bệnh triệt để. Với gần 2 ha ao nuôi quảng canh, sau gần 5 ngày xả hết nước, phơi đáy ao và rải vôi bột, gia đình đã sẵn sàng dẫn nước về để xuống giống”, ông Võ Xuân Dương ở thôn Hòa Bình, xã Kỳ Thư cho biết.

Mất trắng 130 ha vì dịch bệnh, người nuôi tôm Kỳ Anh khẩn trương tái sản xuất

Trời nắng nóng giúp người nuôi xử lý hiệu quả phần đáy ao.

“Để đảm bảo điều kiện sinh trưởng và phát triển của tôm, đồng thời né tránh diễn biến thời tiết bất lợi vào cuối vụ, cùng với tập trung chỉ đạo các địa phương phấn đấu tái vụ đạt trên 80% diện tích, đẩy nhanh tiến độ cải tạo ao hồ, huyện thường xuyên tổ chức kiểm tra, hướng dẫn các xã thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh; tiếp nhận từ Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh 2.475 kg hóa chất Chlorine để phân bổ cho các địa phương xử lý triệt để môi trường ao nuôi...", ông Nguyễn Văn Thái - Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật và bảo vệ cây trồng, vật nuôi huyện Kỳ Anh cho biết.

Mất trắng 130 ha vì dịch bệnh, người nuôi tôm Kỳ Anh khẩn trương tái sản xuất

Các công nhân vận hành hệ thống sục nước sửa chữa máy móc, thiết bị.

Dự kiến, với sự tập cao của ngành chuyên môn và người dân, đến cuối tháng 6, toàn huyện Kỳ Anh sẽ hoàn thành xuống giống đợt thả tái vụ với gần 25 triệu con giống.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Tuyệt đối không chủ quan trước ảnh hưởng của bão số 6

Tuyệt đối không chủ quan trước ảnh hưởng của bão số 6

Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, bão số 6 (bão Tramy) sau khi đổ bộ vào bờ, thay vì suy yếu, sẽ quay trở lại ra biển nên các địa phương, đơn vị cần cảnh báo người dân, nhất là ngư dân, tuyệt đối không được chủ quan.
Nông dân Hà Tĩnh xuống giống hoa cúc vụ tết

Nông dân Hà Tĩnh xuống giống hoa cúc vụ tết

Để giúp hoa sinh trưởng tốt, đảm bảo khung thời vụ, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ dịp tết, nhiều hộ dân trồng hoa cúc trên địa bàn Hà Tĩnh đang tập trung xuống giống.
Dư nợ nông nghiệp, nông thôn tăng trên 20%

Dư nợ nông nghiệp, nông thôn tăng trên 20%

Nhu cầu vay vốn đầu tư sản xuất, chế biến sản phẩm nông nghiệp, nông thôn tăng giai đoạn cuối năm đã đẩy dư nợ lĩnh vực này của các tổ chức tín dụng ở Hà Tĩnh tăng trưởng mạnh.
Mướt mắt trên những vườn cam chín sớm

Mướt mắt trên những vườn cam chín sớm

Dù năng suất cam năm nay đạt thấp hơn mọi năm nhưng bù lại được giá nên các nhà vườn ở huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) vẫn phấn khởi, bà con đang nhanh tay thu hoạch những quả chín sớm.