Thị xã Kỳ Anh khởi động vụ nuôi, thả 85 triệu tôm giống

(Baohatinh.vn) - Thời điểm này, bà con các vùng nuôi tôm trên địa bàn TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang tất bật cải tạo ao đầm, chuẩn bị điều kiện cần thiết để xuống giống vụ tôm xuân hè 2020.

Thị xã Kỳ Anh khởi động vụ nuôi, thả 85 triệu tôm giống

Các hộ nuôi tôm tại TX Kỳ Anh đang tất bật chuẩn bị cho vụ mùa mới

Ông Lê Quang Anh - Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nuôi trồng thủy sản Tiểu Láng, xã Kỳ Hà cho biết: “HTX có 47 thành viên, với diện tích 34 ha. Để chuẩn bị cho vụ mới đạt kết quả tốt, ngay sau khi thu hoạch hết diện tích nuôi tôm vụ trước, bà con đã tập trung cải tạo ao, tháo nước kết hợp nạo vét bùn đáy, vỗ bờ, thau chua rửa mặn, bón vôi bột diệt tạp khuẩn. Đến nay, công tác cải tạo đã cơ bản hoàn thành và các hộ nuôi đang tập trung lấy nước, xử lý nước theo yêu cầu kỹ thuật".

Ông Cao Văn Thang ở thôn Nam Hà, là người có thâm niên trong nghề nuôi tôm cho biết: “Qua theo dõi thời tiết cũng như kinh nghiệm, tôi dự đoán năm nay sẽ thuận lợi cho việc nuôi tôm.

Năm nay, nhiều bà con phấn khởi, đầu tư kinh phí cải tạo ao kỹ hơn, đúng hướng dẫn kỹ thuật để đảm bảo vụ nuôi thắng lợi. Riêng gia đình tôi có 0,5 ha, hiện công việc cải tạo, vỗ bờ sắp hoàn thành, chuẩn bị bơm nước vào để xử lý và chờ ngày thả giống”.

Thị xã Kỳ Anh khởi động vụ nuôi, thả 85 triệu tôm giống

Gia đình ông Cao Văn Thang vỗ bờ cho ao tôm chuẩn bị vụ mới

Được biết đến là vùng nuôi tôm có diện tích lớn nhất của TX Kỳ Anh, với tổng diện tích 240 ha nuôi tôm quảng canh và quảng canh xen ghép, bà con nông dân tại phường Kỳ Trinh đang tập trung nhân lực, dồn sức hoàn tất công việc chuẩn bị cho vụ mùa mới.

Dự kiến vụ nuôi năm nay thả 9 vạn tôm thẻ cho 2 hồ với diện dích 1,5 ha, gia đình bà Trần Thị Hồng (tổ dân phố Hòa Lộc, phường Kỳ Trinh) cũng đang gấp rút tiến hành những khâu cuối trước ngày thả tôm. “Tôi sẽ thả cách nhau giữa 2 hồ trong thời gian ngắn, phòng trừ trường hợp diễn biến bất thường của thời tiết…”- bà Hồng nói.

Theo kế hoạch, vụ nuôi tôm năm 2020, toàn TX Kỳ Anh sẽ thả nuôi 528 ha với hơn 85 triệu con tôm giống, trong đó tập trung chủ yếu 2 loại gồm: Tôm thẻ và tôm sú, tập trung tại 5 địa phương: Kỳ Hà, Kỳ Ninh (nuôi thâm canh); Kỳ Trinh, Kỳ Hưng, Kỳ Nam (nuôi quảng canh và quảng canh xen ghép).

Thị xã Kỳ Anh khởi động vụ nuôi, thả 85 triệu tôm giống

Bà Trần Thị Hồng tiến hành vớt rêu đáy hồ

Cùng với hướng dẫn bà con chuẩn bị cơ sở vật chất, TX Kỳ Anh cũng tích cực chỉ đạo các phòng, ban chức năng làm tốt công tác phối hợp kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh tôm giống; tổ chức công tác kiểm dịch chặt chẽ, tránh bỏ qua nguồn bệnh, gây thiệt hại cho người nuôi.

Ông Phạm Văn Hòa - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Ứng dụng khoa học kỹ thuật và Bảo vệ cây trồng vật nuôi TX Kỳ Anh cho biết: “Khung mùa vụ thả tôm thẻ năm 2020 bắt đầu từ đầu tháng 3 dương lịch và tôm sú sẽ thả giống từ tháng 4.

Cán bộ chuyên môn đang cùng chính quyền các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn bà con tập trung cải tạo, chuẩn bị ao đầm; chủ động liên hệ nguồn giống đảm bảo chất lượng. Tùy vào tình hình nuôi và diễn biến thời tiết, chúng tôi sẽ có sự điều chỉnh khung mùa vụ thả giống phù hợp; đồng thời bám sát hướng dẫn người nuôi phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo vụ nuôi an toàn…”.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Giải pháp nào để tái sinh vùng đất muối?

Thời gian gần đây nhiều diêm dân đã bỏ nghề để tìm kế mưu sinh khác. Hệ quả là hàng trăm ha đất làm muối bị bỏ hoang, điều này không chỉ gây nên tình trạng lãng phí tài nguyên đất mà còn làm mất đi sinh kế, mất đi nghề truyền thống của nhiều vùng quê ven biển Hà Tĩnh.
Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),