Mê mẩn vườn quất cảnh ở huyện miền núi Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Đến nay, vườn quất cảnh hơn 1.200 gốc của anh Nguyễn Song Thao (thôn Lâm Phúc, xã Sơn Lâm, Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã được thương lái và khách hàng đặt mua gần hết.

Mê mẩn vườn quất cảnh ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Như mọi năm, vườn quất cảnh của gia đình anh Nguyễn Song Thao trồng hơn 1.200 gốc quất cảnh. Tuy nhiên, năm nay, do thời tiết thất thường nên số cây có thể bán ra thị trường vào dịp Tết chỉ đạt hơn 600 cây và chủ yếu là cây cỡ lớn chứ không có cây bonsai. Nhờ được chăm sóc tỉ mẩn nên số cây này cho dáng đẹp, quả nhiều.

Mê mẩn vườn quất cảnh ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Anh Thao cho biết: "Gia đình tôi trồng quất cảnh đã được hơn 5 năm và là hộ duy nhất trên địa bàn huyện trồng loại cây này. Trồng quất cảnh đầu tư khá nhiều, nhất là việc chăm sóc bộ rễ. Bởi nếu bộ rễ đẹp thì khi khách mua về chưng sẽ được lâu. Ngoài ra, việc theo dõi, chăm sóc các bộ phận khác trên cây cũng luôn được tôi chú trọng".

Mê mẩn vườn quất cảnh ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Đến khu vườn quất cảnh của anh Nguyễn Song Thao những ngày này có thể cảm nhận rất rõ không khí Tết.

Mê mẩn vườn quất cảnh ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Theo anh Thao, để cây có thế, dáng đẹp nhất, anh sẽ cắt bỏ những cành sâu bệnh, cành khuất sâu trong tán và cành vượt. Ngoài ra, để cây phát triển, anh thường xuyên bón thêm phân chuồng ủ hoai mục và phân lân.

Mê mẩn vườn quất cảnh ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Anh Thao cho biết: "Thời tiết thuận lợi như hiện tại là điều kiện lý tưởng để quất có được quả đều, đẹp, căng, vàng óng vào dịp Tết. Quất là loại cây cho ra quả quanh năm nhưng để điều chỉnh có quả đúng vào dịp Tết thì cần có kỹ thuật và kinh nghiệm. Do đó, tôi thường xuyên lên mạng cũng như tham quan các nhà vườn ở tỉnh bạn để học hỏi quy trình trồng, chăm sóc".

Mê mẩn vườn quất cảnh ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Cũng theo anh Thao, nghề trồng quất cảnh khó nhất là công việc “gò quất”, cắt tỉa, tạo dáng cho cây. Giai đoạn cho cây đậu quả đẹp nhất là vào tháng 7 âm lịch vì sẽ giúp quả chín vào đúng dịp Tết, từ đó mang về cho gia đình nguồn thu cao hơn.

Mê mẩn vườn quất cảnh ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Quất có thể trồng trực tiếp trên đất nhưng cũng có thể trồng vào chậu. Tuy nhiên, để cây phát triển khoẻ thì nên trồng ngoài đất vườn sau đó mới đưa vào chậu. Đất trồng phải lên luống cao, có rãnh thoát nước để tránh ngập úng.

Mê mẩn vườn quất cảnh ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất của gia đình anh Thao cho quả căng tròn, vàng óng; hứa hẹn sẽ đem về cho gia đình nguồn thu khá vào dịp tết Nguyên đán sắp tới.

Mê mẩn vườn quất cảnh ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Anh Thao cho biết: "Gia đình tôi đang bán với giá bình quân 350 - 800 nghìn đồng/gốc quất (cao hơn năm ngoái từ 50 - 100 nghìn/gốc). Vụ Tết năm nay, vườn của tôi dự kiến sẽ thu về 300 triệu đồng, trừ chi phí cho lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng".

Mê mẩn vườn quất cảnh ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Những gốc quất cảnh của gia đình anh Nguyễn Song Thao đang chờ ngày mang sắc xuân xuống phố, đem Tết đến mọi nhà.

Video: Vườn quất cảnh của gia đình anh Nguyễn Song Thao

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.