Mẹo ăn trái cây để tránh tăng đường huyết

Trái cây là thực phẩm tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người - nhất là những người bị bệnh tiểu đường, lại sợ ăn trái cây ngọt sẽ làm tăng đường huyết. Liệu quan niệm này có đúng?

Mẹo ăn trái cây để tránh tăng đường huyết

Người bị bệnh tiểu đường có thể ăn tất cả các loại trái cây, nhưng không làm tăng đường huyết đột ngột.

Trái cây là thực phẩm quan trọng với mọi đối tượng kể cả người mắc bệnh đái tháo đường. Bệnh nhân đái tháo đường có thể ăn tất cả các loại trái cây nhưng với một lượng nhất định.

Mặc dù trái cây nhiều đường tự nhiên, nhưng nó là thực phẩm vô cùng cần thiết, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác nhau như: Vitamin, chất xơ, chất chống ôxy hóa... có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Các loại trái cây đều có hàm lượng nước lớn, chiếm 75 - 95%, giúp bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Vitamin C trong trái cây giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật.

Cách ăn trái cây tránh tăng đường huyết

- Khoảng cách giữa hai lần ăn trái cây phải tối thiểu 6 giờ.

- Dùng trái cây cách xa bữa ăn (có thể coi đó là bữa ăn nhẹ).

- Không nên sử dụng trái cây tươi dưới dạng nước ép hay sinh tố, vì như vậy vô hình trung bạn đã loại bỏ các chất xơ hòa tan nên sẽ làm cho đường trong máu được hấp thu nhanh và gây tăng đường huyết.

- Hạn chế sử dụng trái cây sấy khô, vì hàm lượng đường trong quả khô lớn hơn nhiều lần so với quả tươi.

Bác sĩ Nguyễn Huy Cường - nguyên Phó Trưởng khoa Đái tháo đường (Bệnh viện Nội tiết Trung ương) cho biết: Nhiều người bị tiểu đường kiêng ăn các loại trái cây ngọt là hoàn toàn sai. Trái cây tươi là một nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, bao gồm các vitamin, khoáng chất và chất xơ hòa tan, chất xơ không hòa tan, rất có lợi cho sức khỏe mà các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật không thể thay thế được.

“Việc kiêng kỵ không có cơ sở này đã làm cho chế độ dinh dưỡng của người bệnh bị mất cân đối, dẫn đến một số bệnh mà nguyên nhân chỉ vì thiếu vitamin và khoáng chất” - bác sĩ Cường nhấn mạnh.

Bác sĩ Cường phân tích, hầu hết chúng ta đều có nhận định rằng trái cây ngọt hơn thì có nhiều đường hơn. Nhưng trong thực tế độ ngọt không đi kèm theo độ đường. Chẳng hạn, dưa hấu ngọt nên đa số đều nghĩ nó nhiều đường hơn thanh long nhưng thực tế lại hoàn toàn trái ngược. Trong 280g dưa hấu có 10g đường (kể cả phần bỏ đi), trong khi đó 115g thanh long cũng cho 10g đường, tức là không đến 1/2 trọng lượng so với dưa hấu nhưng lượng đường tương đương.

Tương tự, hồng xiêm với táo tây và hồng đỏ với bưởi. Thực tế 161g hồng đỏ cho 10g đường, còn 137g bưởi cũng có 10g đường...

Theo bác sĩ Cường, việc tăng đường máu phụ thuộc vào khối lượng thức ăn. Vì vậy, người tiểu đường cần biết ước lượng khả năng tăng đường máu của thức ăn bằng lượng tải đường. Chỉ số này được tính như sau: Lấy số gram chất bột đường nhân với chỉ số đường chia cho 100.

Chỉ số đường (Glycemic index): Được tính trên cơ sở khối lượng đường đưa vào giống nhau dù là loại thực phẩm khác nhau và thường quy ra 50g hoặc 100g đường.

Lượng tải đường (Glycemic load): Được tính trên cơ sở tăng đường máu cho mỗi loại thực phẩm mà ta thường ăn với khối lượng thực tế (ví dụ như rất ít khi người ta ăn liền một lúc 50g mật ong).

Chẳng hạn: 1 thìa canh mật ong có chỉ số đường là 104, lượng carbonhydrat 17g, lượng tải đường suất ăn là 18. Tương tự: 200g dưa hấu có các chỉ số tương ứng là: 102, 17g, 17; 1 cốc nước cam: 81, 12g, 16; 1 quả chuối 150g: 75, 27g, 20...

Nếu chỉ đơn thuần dựa vào Chỉ số đường, chúng ta đều cho rằng mật ong và dưa hấu không nên ăn vì có Chỉ số đường cao, trong khi trên thực tế nếu ăn theo suất ăn như trên (mật ong; dưa hấu; nước cam; chuối) ta đều thấy lượng đường máu tăng thêm gần như nhau bất luận thức ăn có Chỉ số đường cao hay thấp thông qua việc đo Lượng tải đường.

Nói một cách khác, 1 thìa canh mật ong gây tăng đường máu giống như ta ăn một quả chuối cỡ trung bình hoặc uống 1 cốc nước cam.

“Vì vậy, nếu bị tiểu đường, bạn không cần kiêng kỵ quá mức, tất cả các loại trái cây bạn đều có thể ăn được. Nhưng bạn cần lưu ý về số lượng và chỉ số đường trên mỗi lần sử dụng và lựa chọn thời điểm ăn hợp lý để không làm tăng đường huyết đột ngột. Tốt nhất không nên dùng một lượng nhiều hơn 150g mỗi lần” - bác sĩ Cường khuyên.

Theo ĐĐK

Đọc thêm

Lợi ích của việc để trẻ buồn chán

Lợi ích của việc để trẻ buồn chán

Trẻ dễ thấy buồn chán trong thời gian nghỉ hè nên phụ huynh thường lo lắng "kiếm gì cho chúng nó chơi" mà quên mất rằng để trẻ ngồi không cũng có những lợi ích.
Thiếu canxi cần phòng ngừa như thế nào?

Thiếu canxi cần phòng ngừa như thế nào?

Canxi rất quan trọng với cơ thể, là thành phần chủ yếu cấu tạo nên xương và răng, chiếm khoảng 99%. Vì vậy, việc thiếu canxi có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng ở cả người lớn và trẻ em.
7 biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu canxi cần bổ sung

7 biểu hiện cho thấy cơ thể thiếu canxi cần bổ sung

Canxi không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với xương và răng, mà còn là một phần không thể thiếu đối với hệ thần kinh, cơ bắp và hệ thống miễn dịch. Vậy khi cơ thể bị thiếu canxi thì sẽ có biểu hiện như thế nào?
5 quy tắc quan trọng khi cho trẻ đi bơi

5 quy tắc quan trọng khi cho trẻ đi bơi

Một hoạt động mà trẻ rất yêu thích khi vào hè là bơi lội nên phụ huynh cần cảnh giác tối đa trước những hiểm họa tiềm tàng có thể xuất hiện khi trẻ chơi dưới nước.
Viêm loét dạ dày và cách phòng ngừa

Viêm loét dạ dày và cách phòng ngừa

Viêm loét dạ dày là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa ngày càng phổ biến. Khi phát hiện sớm, bệnh dễ dàng được chữa khỏi, nhưng nếu để kéo dài, bệnh sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như chảy máu dạ dày, thủng dạ dày, hẹp môn vị, thậm chí là ung thư dạ dày.
Hội chứng thận hư ở trẻ cha mẹ cần biết

Hội chứng thận hư ở trẻ cha mẹ cần biết

Hội chứng thận hư là một bệnh lý ở thận gây ra bài tiết một lượng lớn protein trong nước tiểu, dẫn đến protein trong máu thấp. Đây là bệnh lý cầu thận thường gặp ở trẻ em, phổ biến ở độ tuổi từ 2-10.