Mở cống thoát lũ, thu tôm non tránh bão!

(Baohatinh.vn) - Những trận mưa đang mạnh dần lên trước khi bão số 4 đổ bộ vào đất liền. Dự báo, lượng mưa có thể đạt trên 200 mm trong đợt bão này. Vấn đề là hiện nay đồng ruộng, hồ đập đã “no” nước sau cơn bão số 2 hồi tuần trước thì khả năng ngập úng đe dọa cao hơn bao giờ hết…

Đồng loạt mở cống

Cẩm Xuyên, nơi có diện tích lúa hè thu chiếm gần 1/5 tổng diện tích toàn tỉnh đang bước vào giai đoạn đứng cái - làm đòng, một trong những chặng sinh trưởng quan trọng nhất cho cây lúa. Từ chiều qua (24/7), các cống tiêu thoát nước trên địa bàn đã được mở điều tiết “đón” bão.

mo cong thoat lu thu tom non tranh bao

Chủ động điều tiết, sáng nay, cánh cửa số 1 trục tiêu sông Quèn đã mở

Ông Lê Ngọc Hà - Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cẩm Xuyên cho biết: “Huyện đã cử cán bộ rà soát, đánh giá lại toàn bộ các hệ thống cống, hồ đập cũng như vùng khả năng ngập úng, theo đó chỉ đạo các địa phương chủ động vận hành. Sáng nay, gần như tất cả các cống tiêu đã được mở”.

Tại trục tiêu Sông Quèn, Cẩm Lộc, một cánh cống đã được kéo mở, điều tiết dần nguồn nước từ đồng ruộng ra sông Quèn. Anh Lê Khắc Tình - nhân viên vận hành, bảo vệ cống cho biết: Được sự chỉ đạo của UBND huyện, chúng tôi đã chủ động tháo dần nước từ đầu giờ sáng nay. Hiện nay, mực nước sông đang thấp nhưng nếu để đến chiều khi nước thủy triều lên thì rất khó vận hành cống cũng như xả nước không kịp, gây ngập úng cho cây trồng. Ngay sau cống ngăn mặn này là hơn 500 ha lúa hè thu của 3 xã: Cẩm Trung, Cẩm Lạc và Cẩm Lộc. Điều đáng lo nhất, vùng canh tác này được bao trọn bởi những tuyến đê, tuyến sông và các hồ đập nhỏ. Sự cố xảy ra thì hàng trăm ha có thể bị nhấn chìm trong biển nước.

mo cong thoat lu thu tom non tranh bao

Thu dọn rác trên cầu tràn Sông Quèn để tạo dòng thoát lũ an toàn

Mực nước ở Bara Đò Điệm, Cầu Trù sáng nay đang ở mức an toàn, chênh lệch giữa mực nước thượng lưu và hạ lưu từ 30 cm - 50 cm. Chủ động xả lũ, các cống điều tiết đã được mở hết cỡ. Theo ông Phan Văn Nhàn - Phó chủ tịch UBND huyện Lộc Hà, địa phương đã sẵn sàng các phương án ứng phó ngập úng cho từng vùng cụ thể. Xử lý kịp thời ngập cục bộ, không để nước ngâm quá lâu trong chân ruộng. Tuy nhiên, một số vùng không có mương thoát đảm bảo như: Kim Tân (Tân Lộc), An Lộc (20 ha), Thịnh Lộc (30 ha) thì đành chịu bất khả kháng.

Một số hồ đập nhỏ trên địa bàn huyện Thạch Hà cũng đã được điều tiết cống mở từ ngày hôm qua. Từ 15 ha chiều qua, hồ chứa nước Khe Xai đã được Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam xả điều tiết với lưu lượng 10m3/s. Trong diễn biến mưa lớn hơn, lưu lượng xả có thể đạt 50 m3/s. Trong khi đó, vùng hạ lưu của các hồ đập này, bà con cũng ra đồng tháo tràn ở các bờ thửa, tạo điều kiện cho nước tiêu thoát dễ dàng. Anh Nguyễn Văn Thành (thôn Liên Vinh, xã Thạch Đài) cho biết: “Để tránh ngập úng, tôi phải phá bờ, tạo dòng cho nước đệm trong chân ruộng thoát ra mương. Tuy nhiên, đây là vùng xảy ra ngập cục bộ do đường tránh 1B gây ra, nếu mưa lớn thì chắc đã tiêu thoát kịp”.

Vội vã thu tôm

Cùng với các hoạt động phòng chống bão, người nuôi tôm ở Hà Tĩnh cũng đang hối hả thu hoạch “vội” lứa tôm thứ nhất của vụ hè thu, dù gần 1 tháng nữa mới đến chính vụ.

Hiện nay xã Cẩm Lộc (Cẩm Xuyên) có 44 hộ nuôi tôm với 23ha, tập trung ở vùng Bãi Rào, Cồn Kho và Cồn Sim. Phần lớn các hồ tôm này đều nằm ở khu vực ven sông Quèn và gần cửa biển nên nguy cơ ngập tràn sau mưa bão rất lớn.

mo cong thoat lu thu tom non tranh bao
mo cong thoat lu thu tom non tranh bao

Nông dân xã Cẩm Lộc thu tôm non

Ông Hoàng Văn Ngọ - Chủ tịch UBND xã Cẩm Lộc cho biết: Dù đã tính toán, lựa chọn thời điểm thả lứa tôm này để tránh mùa mưa bão nhưng năm nay bão đến khá sớm nên hầu hết diện tích tôm đều phải thu hoạch non hơn dự kiến. Từ ngày 24/7 đến sáng 25/7, toàn xã đã có 23/44 hộ thu hoạch xong và tất cả đều được các đơn vị kinh doanh thuỷ sản đến mua tận hồ. Hiện nay, trừ những hộ đã đầu tư bờ bao kiên cố, trong buổi chiều, một số hộ ở khu vực Bãi Rào sẽ tiếp tục thu hoạch “chạy” bão.

Thông thường, tôm thẻ chân trắng khi xuất hồ đạt từ 50-60 con/1kg nhưng nay phần lớn các hồ đều chỉ mới đạt từ 85-100 con/1kg. Tuy rất tiếc nhưng trước nguy cơ bị nước phủ tràn, cuốn trôi, các hộ đành phải hối hả thu hoạch. Ông Trần Xuân Văn – chủ hồ tôm 1,3 ha ở vùng Cồn Kho cho biết: “Trước bão số 2 chúng tôi cũng đã thu hoạch chừng 1,5 tạ và sản lượng chỉ mới đạt tầm 90 – 100 con/kg, đợt này chúng tôi lại tiếp tục thu hoạch 5,5 tạ còn lại trong hồ với sản lượng đạt từ 85 – 95 con/kg. Thương lái thu mua tại thời điểm trước bão số 2 vẫn trả cho chúng tôi giá 110.000 đồng/kg nhưng đến thời điểm này họ đã ép giá xuống còn 108.000 đồng/kg”.

Việc thu hoạch sớm vụ tôm khiến người nông dân thiệt đơn, thiệt kép khi giá thu mua tôm chính vụ đạt mức 125.000 kg, trong khi sản lượng tôm lại đạt cao hơn rất nhiều.

Thông tin từ các đơn vị thủy lợi trên địa bàn, hiện nay, các hồ đập lớn đang ở mức an toàn. Và theo tính toán, nếu kịch bản mưa 200- 250 mm thì khả năng điều tiết các hồ lớn sẽ không xảy ra. Điều đáng lo nhất hiện nay là các vùng trũng ngập úng cục bộ và hạ lưu các hồ, đập nhỏ ở các địa phương quản lý.

Chủ đề TẬP TRUNG ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ MƯA LŨ

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.