(Baohatinh.vn) - Tổng doanh thu năm 2024 của làng nghề chế tác trầm hương ở thôn 8, xã Phúc Trạch (Hương Khê, Hà Tĩnh) đạt 30,15 tỷ đồng, bình quân mỗi hộ đạt gần 260 triệu đồng.
Năm 2022, 41 hộ gia đình ở thôn 8, xã Phúc Trạch được UBND tỉnh công nhận làng nghề chế tác trầm hương (theo Quyết định số 2219/QĐ-UBND). Từ đó đến nay, làng nghề tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm từ cây dó trầm, đem lại giá trị kinh tế cao. Đến nay, sản phẩm của làng nghề khá đa dạng như: hương trầm (hương thẻ, hương cuốn, hương vòng, nụ trầm, nhang tăm...), trầm cảnh, mỹ nghệ (vòng hạt), tinh dầu trầm hương... Cùng đó, cung cấp cây dó trầm làm nguyên liệu chế tác cho nhiều địa phương trên cả nước. Đến năm 2024, có thêm 1 doanh nghiệp, 2 cơ sở sản xuất kinh doanh, 10 hộ gia đình tham gia làng nghề.Trong ảnh: du khách tham quan làng nghề.
Trong đó, có thêm 6 cơ sở, hộ gia đình đầu tư máy móc, mở rộng quy mô, phát triển sản phẩm từ cây trầm hương so với thời điểm được công nhận. Nhờ chuyển đổi số và xúc tiến thương mại, sản phẩm làng nghề đã được quảng bá đến nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Năm 2024, tổng doanh thu của làng nghề chế tác trầm hương thôn 8 đạt 30,15 tỷ đồng (tăng gần 6,5 tỷ đồng so với thời điểm được công nhận làng nghề)...
Thu nhập bình quân mỗi hộ đạt 259,2 triệu đồng/năm (Trong ảnh: Nhiều du khách đánh giá cao sản phẩm làng nghề). Anh Phạm Văn Vinh - một hộ dân tại làng nghề chia sẻ: "Người dân kỳ vọng tiếp tục được hỗ trợ về khả năng tiếp thị cho các sản phẩm trầm hương; hỗ trợ khai thác tốt tiềm năng du lịch trong việc quảng bá và tiêu thụ sản phẩm".
Thời gian tới, huyện tiếp tục hỗ trợ làng nghề chế tác trầm hương xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu; xây dựng, hoàn thiện bộ nhận diện thương hiệu cho sản phẩm. Tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm và khuyến khích người dân sáng tạo chế biến sâu, nâng cao chất lượng, đa dạng sản phẩm, từ đó nâng cao giá trị kinh tế; mở rộng quy mô làng nghề. Phát triển du lịch làng nghề gắn với xây dựng nông thôn mới; xây dựng thành điểm du lịch, đưa du khách tới tham quan, cảm nhận các giá trị văn hóa và mua sắm những hàng hóa đặc trưng của làng nghề.
Lớp tập huấn do Hội LHPN Hương Sơn (Hà Tĩnh) tổ chức nhằm giúp các cơ sở, các học viên được tiếp cận về kiến thức, kĩ năng khởi nghiệp, phát triển kinh tế do phụ nữ làm chủ.
Quốc lộ 8C kết nối KDL Thiên Cầm (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) với Quốc lộ 1 đang được nhà thầu gấp rút thi công nhằm thuận lợi cho du khách khi về với bãi biển nổi tiếng của miền Trung.
Các chuyên gia cảnh báo những nhà đầu tư F0 thiếu kinh nghiệm thường là đối tượng gánh chịu rủi ro lớn nhất khi lao vào cơn sốt đất “ảo”. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 18/3 của Báo Hà Tĩnh.
Giá vàng thế giới tăng mạnh hướng tới lập đỉnh lần thứ 15 trong năm 2025, trong khi giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn cao ngất ngưởng. Từ đầu tháng 3 tới nay, giá vàng trong nước tăng tổng cộng gần 6 triệu đồng/lượng.
Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) chú trọng áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, cải thiện chất lượng đàn hươu, tập trung chế biến sâu, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế.
Theo đánh giá của các chuyên gia, mức 100 triệu đồng/lượng vàng là ngưỡng cản tâm lý lớn, dư địa để có thể vượt ngưỡng này là không hề dễ dàng. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 17/3 của Báo Hà Tĩnh.
Mô hình nuôi lươn bằng bể không bùn của anh Nguyễn Quốc Hữu (xã Cẩm Quang, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) dự kiến cho thu hoạch khoảng 15-17 tấn lươn thương phẩm sau 10-12 tháng thả nuôi.
Những chuyến biển gần đây, ngư dân Hà Tĩnh trúng đậm nhiều luồng cá cơm, cá trích, mực, cá bạc má… tạo nguồn cung hải sản đa dạng, đáp ứng nhu cầu thị trường đồng thời mang về nguồn thu nhập khá.
Việc chú trọng xây dựng vườn mẫu, cụm dân cư sáng - xanh - sạch - đẹp, cụm dân cư sinh thái… đã tạo điểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới ở Vũ Quang (Hà Tĩnh).
Mua bán trên môi trường trực tuyến mang lại nhiều tiện ích cho người dân Hà Tĩnh, song cũng kèm theo những rủi ro, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng.
Chương trình tập huấn đã phân tích cơ hội và thách thức, chỉ ra những vấn đề cần lưu ý để ĐVTN Hà Tĩnh phát huy vai trò, thích ứng và phát triển trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.
Chuẩn bị nguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng, người dân nhiều làng nghề truyền thống ở Hà Tĩnh bước vào thực hiện kế hoạch sản xuất năm 2025 với nhiều hy vọng mới.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực luôn được Công ty TNHH Vận hành và Kinh doanh MCC Việt Nam xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, sản xuất.
Thời điểm này, các địa phương đồng loạt ra quân cao điểm xây dựng NTM, đô thị văn minh, dồn sức cho mục tiêu Hà Tĩnh được Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM.
Tuổi trẻ trên quê hương Tổng Bí thư Trần Phú (Đức Thọ - Hà Tĩnh) đã mạnh dạn đầu tư, phát triển các mô hình kinh tế, góp phần nâng cao vị thế tổ chức Đoàn trong hệ thống chính trị.
Bộ Y tế đề xuất cho phép phụ nữ sinh con thứ 2 được hỗ trợ mua nhà ở xã hội, đặc biệt tại các khu công nghiệp, địa phương có mức sinh thấp. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 14/3 của Báo Hà Tĩnh.
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, các nhà thầu đang huy động tối đa máy móc, nhân lực để thi công dự án nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ ở huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh).