“Mùa xuân như câu hát bắt đầu”

(Baohatinh.vn) - Kỳ nghỉ tết Nguyên đán Quý Mão đã kết thúc trong dư ba ấm áp nghĩa tình đồng bào, trong sự gắn kết nghĩa Đảng, tình dân. Nhịp đời mới đang bắt đầu sinh sôi trên sinh khí của mùa xuân. Và trên khắp nẻo quê hương Hà Tĩnh, mùa xuân như câu hát bắt đầu cho bao niềm tin yêu, hy vọng, cho bao khát vọng cống hiến, dựng xây…

Trong ngày đầu tiên cán bộ công nhân viên chức trở lại công sở sau kỳ nghỉ tết, những khúc ca về mùa xuân vang lên rộn rã khắp phố phường. Những thanh âm vừa thúc giục, vừa lắng sâu như nhắc nhớ, như thôi thúc tinh thần của mỗi cán bộ, công nhân viên chức đối với việc thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm của mình.

“Mùa xuân như câu hát bắt đầu”

Trên khắp ruộng đồng, nông dân lại hối hả sản xuất vụ xuân trong niềm tin yêu, hy vọng mới. Ảnh: Ánh Dương

Trước đó, trên khắp phố xá, ruộng vườn, trong các nhà máy, công trường… người dân cũng đã có những cách bắt đầu nhịp sống mới của mình bằng những thanh âm riêng. Ai ai cũng tự gieo vào lòng mình những khúc hát khởi đầu mới, thật hân hoan và háo hức…

Niềm hân hoan và háo hức ấy có được là bởi họ đã cùng trải qua một kỳ nghỉ tết cổ truyền ấm tình dân, nghĩa Đảng, thấm đượm tình dân tộc. Đã thành thông lệ, mỗi độ tết đến, xuân về, nghĩa đồng bào lại dậy lên thật đầm ấm trong tim mỗi người.

Cùng với chủ trương chung về việc chăm lo tết cho người nghèo của Đảng và Nhà nước, tự thân mỗi cá nhân, đơn vị đều có những kế hoạch riêng để sẻ chia với người gặp hoàn cảnh khó khăn. Dẫu công việc cuối năm vô cùng bận rộn nhưng các cá nhân, tổ chức đều muốn đến tận nơi trao những phần quà ấm áp, nói lời động viên người có công, người nghèo, người gặp hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn, tất cả đều mong muốn họ không ngừng nỗ lực, vươn lên trong cuộc sống.

Đặc biệt, trong những ngày áp tết, lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương còn dành thời gian đến với người nghèo, các đối tượng chính sách khiến cho truyền thống văn hóa của dân tộc càng được tô thắm.

“Mùa xuân như câu hát bắt đầu”

Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng tặng quà tết cho hoàn cảnh khó khăn ở TP Hà Tĩnh. Ảnh: Ngọc Loan.

Dẫu cuộc sống còn bao nhiêu khó khăn nhưng trong những ngày tết, không ai bị bỏ lại phía sau. Trong những căn gác nghèo, nơi đảo xa, trên miền biên cương, những bản làng xa xôi hay trong những bệnh viện… mùa xuân đã hát lên trong tim người những giai điệu thật trìu mến và thiết tha.

Người Hà Tĩnh không chỉ đã cùng nhau đi qua một kỳ nghỉ tết ấm no, hạnh phúc mà còn được bảo vệ để có một cái tết an toàn. Trong khi người người, nhà nhà vui xuân, đón tết thì các lực lượng vũ trang, các y, bác sỹ… vẫn phải ngày đêm tuần tra, canh gác, túc trực để đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo sức khỏe cho Nhân dân. Bởi thế mà các vụ ẩu đả, tai nạn giao thông trong dịp tết đã được hạn chế tối đa nên các bệnh nhân được chăm sóc tận tình, chu đáo.

“Mùa xuân như câu hát bắt đầu”

Các cơ sở y tế bố trí đầy đủ nhân lực để chăm sóc, điều trị cho người bệnh trong dịp tết. Ảnh: Phúc Quang

Xuân Quý Mão năm nay, người người như hân hoan hơn khi cùng với các màn pháo hoa công cộng, Nhà nước còn cho phép người dân được mua và sử dụng pháo hoa theo quy định. Phút giao thừa, những màn pháo hoa rực rỡ sắc màu được người dân chuẩn bị sẵn và bắn lên trong niềm hân hoan, háo hức chờ đón năm mới.

Tết Nguyên đán cổ truyền cũng chính là dịp để các truyền thống văn hóa ngàn đời của cha ông được khơi dậy mạnh mẽ. Truyền thống kính già được các gia đình, dòng họ, địa phương thực hành dưới nhiều hình thức. Ở nhiều làng quê, sau phút giao thừa, nhiều người vẫn giữ phong tục đến mừng tuổi các cụ già trong thôn, những lời chúc tốt đẹp đã được trao nhau trong thời khắc đầu tiên của năm mới khiến người ta tin rằng, may mắn sẽ gõ cửa nhà mình.

“Mùa xuân như câu hát bắt đầu”

Những màn pháo hoa rực rỡ khiến lòng người như náo nức hơn trong phút giao thừa. Ảnh: Đình Nhất

Một số địa phương chọn trao các huy hiệu Đảng cho đảng viên cao tuổi trong dịp đầu xuân tại nhà văn hóa như cách để nhắc nhớ các thế hệ trẻ về bài học uống nước nhớ nguồn. Phổ biến hơn chính là hoạt động mừng thọ đầu năm được chính quyền các địa phương tổ chức long trọng và văn minh. Ở những gia đình có người được mừng thọ, con cháu khắp nơi đều trở về quây quần mừng đấng sinh thành bách niên giai lão. Niềm hạnh phúc được sum vầy, được hiếu kính với ông bà, cha mẹ của các thế hệ cháu con như một bài hát bắt đầu một năm mới thật đầm ấm, an vui.

“Mùa xuân như câu hát bắt đầu”

Hoạt động mừng thọ cho người cao tuổi đầu năm mới được tổ chức đầm ấm, tiết kiệm. Ảnh: Thiên Vỹ

Sau 2 năm ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, tết Nguyên đán Quý Mão là dịp người dân được thoải mới hơn với nhiều hội hè, đình đám. Ngay từ trước tết, tại các địa chỉ tâm linh gắn với các lễ hội mùa xuân như đền Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu, đền thờ Chiêu Trưng Đại vương Lê Khôi, đền Củi, chùa Hương Tích, chùa Đại Hùng, chùa Chân Tiên, Khu di tích Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác… công tác chuẩn bị đã được thực hiện kỹ lưỡng nhằm phục vụ tốt nhất cho người dân trong dịp tết.

Với nhận thức ngày càng được nâng cao, người Hà Tĩnh đã thực hành những tín ngưỡng dân gian trong niềm cung kính và tinh thần tiết kiệm, văn minh. Những tín ngưỡng thờ mẫu, thờ phật, thờ thần, thờ thành hoàng làng, thờ danh nhân đã được các thế hệ Nhân dân truyền cho nhau để gửi gắm niềm tin, hy vọng; để tri ân và tưởng nhớ công ơn tiền nhân…

“Mùa xuân như câu hát bắt đầu”

Các tập tục văn hoá đầu năm mới đang được người dân thực hành văn minh. Ảnh Đình Nhất

Và, có một câu hát bắt đầu của mùa xuân luôn vang lên trong lồng ngực ức triệu công dân Việt mỗi độ đầu năm mới - khúc hát về Đảng quang vinh: “Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng”. Phải, “xuân ước vọng ngàn năm lại tới, nghe lòng vui phơi phới…” trong trái tim dân tộc khi mỗi mùa xuân sang lại được cùng đếm tuổi của Đảng, cùng ghi lên những chặng đường mới của Đảng những thành quả, những tin yêu và hy vọng mới.

Dư âm về những ngày tết Nguyên đán ấm áp, an toàn, văn minh mà thấm đượm văn hóa cổ truyền đã tạo nên những hân hoan, những tin yêu và khát vọng mới, để đất và người Hà Tĩnh cùng vỗ vào mùa xuân những giai điệu mới - giai điệu của sự bắt đầu đầy náo nức…

Chủ đề Đất và người Hà Tĩnh

Chủ đề LỄ HỘI XUÂN QUÝ MÃO 2023

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.