Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại

(Baohatinh.vn) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu, ngành công thương cần tiếp tục thực hiện đột phá về chính sách, cải cách thủ tục hành chính nhằm khơi thông mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội.

Sáng 9/1, Bộ Công thương tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành; Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên và các Thứ trưởng Bộ Công thương chủ trì hội nghị.

Tại điểm cầu Hà Tĩnh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn và lãnh đạo Sở Công thương chủ trì hội nghị.

Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành; Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên và các Thứ trưởng Bộ Công thương chủ trì hội nghị (Ảnh: congthuong.vn)

Theo báo cáo của Bộ Công thương, năm 2021, mặc dù gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 và một số vấn đề về thiên tai, biến đổi khí hậu, sự cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống… nhưng cán bộ, công chức, viên chức, người lao động toàn ngành công thương đã vượt qua khó khăn, hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà Quốc hội, Chính phủ giao, thực hiện có hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải...

Sản xuất công nghiệp duy trì và giữ được nhịp độ tăng trưởng tích cực. So với năm 2020, quy mô sản xuất công nghiệp tiếp tục được mở rộng với chỉ số sản xuất toàn ngành tăng 4,8%. Cơ cấu nội ngành công nghiệp tiếp tục chuyển biến tích cực theo đúng định hướng tái cơ cấu ngành, trong đó ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục duy trì động lực, đóng vai trò chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng của nền kinh tế.

Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 336,25 tỷ USD, tăng 19%, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch được Quốc hội và Chính phủ giao.

Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại

...Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn và lãnh đạo Sở Công thương chủ trì hội nghị.

Công tác kết nối cung cầu được thực hiện khá bài bản, giá cả tương đối ổn định, lạm phát được kiểm soát. Tổng doanh thu bán lẻ hàng hóa ước đạt 3.950,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 82,5% tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước.

Đặc biệt, toàn ngành đã tập trung đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước, hỗ trợ, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp và người dân trong quá trình sản xuất kinh doanh; đưa sàn thương mại điện tử trở thành phương thức phân phối chủ yếu, an toàn, góp phần duy trì chuỗi cung ứng và chuỗi lưu thông trong và ngoài nước, hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho người dân và doanh nghiệp, nhất là trong những giai đoạn dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.

Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Năm 2022, ngành công thương phấn đấu đạt các chỉ tiêu cụ thể: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng khoảng 7 - 8%; kim ngạch xuất khẩu tăng từ 6 - 8%; cán cân thương mại duy trì trạng thái thặng dư; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khoảng 7 - 8%; tổng điện năng sản xuất và nhập khẩu tăng 7,88%; điện thương phẩm tăng 7,1 - 9,1%.

Theo đó, ngành đề ra 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác, bứt phá vươn lên, thực hiện thắng lợi, toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2022.

Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại

Có 48 địa phương chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng so với năm 2020 (Ảnh: Thanh Vũ - TTXVN)

Tại hội nghị, đại biểu các điểm cầu đã phân tích, đánh giá những kết quả đạt được và một số tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện nhiệm vụ năm 2021.

Đồng thời, đề xuất nhiều giải pháp để triển khai các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2022 như: cần tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp cơ cấu lại ngành công thương dựa trên nền tảng của KH&CN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; quan tâm cải cách thể chế và khơi thông nguồn lực; tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho đầu tư, sản xuất kinh doanh; quyết liệt thực hiện các dự án quan trọng quốc gia, công trình trọng điểm; mở rộng thị trường xuất nhập khẩu; tăng cường quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực thuộc ngành...

Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chủ yếu là sản xuất thép của Formosa Hà Tĩnh tăng 20,55%, đóng góp 15,8 điểm phần trăm vào mức tăng chung toàn ngành công nghiệp tỉnh.

Tại Hà Tĩnh, năm 2021, trong bối cảnh hết sức khó khăn, cán bộ, công chức ngành công thương đã chủ động, nỗ lực thực hiện 6 nhiệm vụ trong kế hoạch phát triển KT-XH của UBND tỉnh và 95 nhiệm vụ chủ yếu của ngành hoàn thành đúng tiến độ.

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp năm 2021 ước tăng 16,45% so với năm 2020. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt hơn 46.777 tỷ đồng, giảm 0,41% so với năm 2020; trong đó tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt 41.939 tỷ đồng, tăng 1,99%. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 2 tỷ USD, tăng 66,7% so với năm 2020; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 3,3 tỷ USD, tăng 50% so với năm 2020.

Công tác quản lý Nhà nước được nâng cao; Sở Công thương đã tham mưu xây dựng chính sách về phát triển công nghiệp và thương mại; thực hiện công tác khuyến công, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, hỗ trợ quảng bá thương hiệu nông sản của tỉnh...

Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành kết luận hội nghị. Ảnh: congthuong.vn

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu ngành công thương cần tập trung triển khai có hiệu quả Đề án tái cơ cấu toàn ngành giai đoạn 2021 - 2030; tiếp tục hoàn thiện 4 quy hoạch lớn của ngành về: Phát triển năng lượng quốc gia; phát triển điện lực quốc gia; thăm dò, khai thác, chế biến các loại khoáng sản Việt Nam và quy hoạch hạ tầng dự trữ, cung ứng xăng dầu, khí đốt quốc gia.

Tập trung tháo gỡ khó khăn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các ngành công nghiệp năng lượng, chế biến chế tạo, hóa chất, phân bón, sản xuất hàng tiêu dùng như dệt may, da giày, chế biến gỗ, nông - lâm - thủy sản…

Đẩy mạnh phát triển thương mại nội địa và quốc tế; thực hiện hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, có phản ứng kịp thời trong sản xuất, lưu thông hàng hóa. Đánh giá toàn diện các tác động để tận dụng tối đa lợi thế của các Hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia. Đẩy mạnh xuất khẩu, đa dạng hóa thị trường và hàng hóa xuất khẩu.

Trên lĩnh vực quản lý Nhà nước, Phó Thủ tướng đề nghị ngành cần tăng cường hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, gian lận xuất xứ, cạnh tranh không bình đẳng, phòng vệ thương mại... bảo đảm môi trường sản xuất kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cho doanh nghiệp.

Cùng với đó, tập trung quan tâm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, người dân, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các lĩnh vực thuộc ngành. Tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển ngành công thương trong thời gian tới; tăng cường quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực thuộc ngành.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Khai trương showroom VinFast Hà Tĩnh 2

Khai trương showroom VinFast Hà Tĩnh 2

Showroom VinFast Hà Tĩnh 2 không chỉ là nơi trưng bày và kinh doanh sản phẩm mà còn là cầu nối giữa VinFast với khách hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường.