Năng lực khám, chữa bệnh và phòng, chống dịch bệnh được nâng cao

(Baohatinh.vn) - Ngành Y tế Hà Tĩnh đã kiểm soát, khống chế hiệu quả các loại dịch bệnh, chất lượng thăm khám, điều trị cho người dân ngày càng được nâng cao.

Chiều 13/12, Sở Y tế Hà Tĩnh tổ chức tổng kết công tác năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.

Cùng dự có lãnh đạo Ban Văn hóa – Xã hội (HĐND tỉnh), Bảo hiểm Xã hội tỉnh và các đơn vị y tế trực thuộc, các trung tâm y tế tuyến huyện.

bqbht_br_img-3883a.jpg
Các đại biểu tham dự hội nghị.

Trong năm 2024, dù triển khai thực hiện nhiệm vụ trong bối cảnh nhiều khó khăn, song với sự nỗ lực của toàn ngành, công tác y tế được triển khai hiệu quả, góp phần bảo vệ và chăm sóc tốt sức khỏe cho Nhân dân.

img-3905a.jpg
Phó Giám đốc Sở Y tế Lê Chánh Thành báo cáo tổng kết.

Ngành đã chủ động tham mưu các phương án ứng phó hiệu quả với các dịch bệnh, đặc biệt là dịch bệnh truyền nhiễm mới nổi và tái nổi có thể xảy ra. Việc giám sát phòng, chống dịch bệnh được ngành chủ động triển khai tích cực, đồng bộ từ tỉnh đến huyện và xã.

Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh chỉ ghi nhận 86 ca sốt xuất huyết; khống chế thành công 1 ổ dịch sốt xuất huyết tại thôn 2 Hải Phong, xã Kỳ Lợi, TX Kỳ Anh, 52 ca quai bị, 194 ca thủy đậu, 3 ca COVID-19, 25 ca ho gà...

bqbht_br_img-3919a.jpg
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nguyễn Chí Thanh tham luận một số nội dung liên quan đến công tác phòng, chống dịch.

Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh ngày càng được nâng cao. Nhiều đơn vị đã triển khai áp dụng các kỹ thuật mới trong khám, chữa bệnh như: điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới bằng laser nội mạch… Duy trì các kỹ thuật mới, chuyên sâu như: chụp và can thiệp mạch não, phẫu thuật nội soi khớp vai, khớp gối, ổ bụng, sản phụ khoa, phẫu thuật thay khớp gối, khớp háng nhân tạo, chụp và can thiệp động mạch vành, đặt máy tạo nhịp tim, chụp cắt lớp vi tính, sinh học phân tử, đo loãng xương bằng phương pháp DEXA. Tinh thần phục vụ, thái độ ứng xử của nhân viên y tế đối với người bệnh, người dân ngày càng nâng cao.

img-3907a.jpg
Giám đốc BVĐK tỉnh Hoàng Quang Trung trao đổi một số nội dung liên quan đến công tác chỉ đạo tuyến.

Tổ chức ký kết hợp tác toàn diện, phát triển chuyên môn và đẩy mạnh đào tạo nhân lực y tế chất lượng cao giữa BVĐK tỉnh với Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Bạch Mai... Phối hợp với Bệnh viện Nhi Trung ương triển khai “Dự án đào tạo, chăm sóc sức khỏe ban đầu về Nhi khoa tại huyện Nghi Xuân”...

Hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm được toàn ngành quan tâm thực hiện hiệu quả, thông qua việc 100% xã, phường, thị trấn duy trì công tác quản lý và điều trị ngoại trú tại cộng đồng đối với bệnh tăng huyết áp, 52% xã, phường, thị trấn đã triển khai quản lý, điều trị bệnh đái tháo đường. Hoạt động tiêm chủng mở rộng trên địa bàn toàn tỉnh được diễn ra an toàn, đạt kế hoạch đề ra, không có tai biến nào xảy ra liên quan đến tiêm chủng. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi ước đạt 95%.

bqbht_br_3a.jpg
Phó Giám đốc BHXH tỉnh Nguyễn Xuân Quỳnh trao đổi một số nội dung về thanh quyết toán BHYT.

Công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm được triển khai quyết liệt và đạt được nhiều kết quả quan trọng, không có vụ ngộ độc lớn xảy ra, không có người tử vong do ngộ độc thực phẩm. Hoạt động tuyên truyền về chính sách dân số, mất cân bằng giới tính khi sinh, các biện pháp tránh thai và các hoạt động nâng cao chất lượng dân số như: sàng lọc trước sinh, sàng lọc sơ sinh, tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi được tập trung triển khai góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

4a.jpg
Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Minh Đức định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong thời gian tới.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân, ngành y tế sẽ tiếp tục củng cố vững chắc hệ thống tiêm chủng; tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao, bệnh sốt rét; giảm số mắc và chết do các bệnh truyền nhiễm. Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh tại các tuyến; đẩy mạnh phát triển y dược cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong phòng bệnh, khám chữa bệnh và phục hồi chức năng; khuyến khích phát triển y tế ngoài công lập, xã hội hóa công tác y tế; thúc đẩy hợp tác công - tư trong lĩnh vực y tế, tạo môi trường bình đẳng cả về hỗ trợ, chuyển giao chuyên môn kỹ thuật giữa các cơ sở khám chữa bệnh công lập và ngoài công lập…

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?