Nâng tầm sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Theo đại diện Văn phòng Điều phối NTM Hà Tĩnh, cần nâng tầm chất lượng sản phẩm OCOP của địa phương mình, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nâng tầm sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Hơn 130 đại biểu là chủ thể tham gia chương trình OCOP, cán bộ phụ trách chương trình của các huyện, thị xã, thành phố tham gia lớp tập huấn.

Sáng nay (30/6), Văn phòng Điều phối nông thôn mới (NTM) Hà Tĩnh tổ chức buổi tập huấn kiến thức chung về chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP); giới thiệu bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP; hướng dẫn lập phương án sản xuất kinh doanh.

Nâng tầm sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Chánh văn phòng điều phối NTM tỉnh Nguyễn Huy Oánh: Tới thời điểm này, toàn tỉnh đã có 159 ý tưởng đăng ký tham gia chương trình OCOP. Qua thẩm định của đơn vị, có 119 ý tưởng sản phẩm đủ điều kiện lập phương án sản xuất kinh doanh tham gia.

Chương trình OCOP là chương trình quốc gia về phát triển kinh tế nông thôn; đồng hành, hỗ trợ phát triển các sản phẩm truyền thống, làng nghề; sử dụng nguyên liệu, lao động chủ yếu ở địa phương; sản phẩm mang tính đặc trưng, lợi thế của từng vùng miền; có khả năng phát triển và gia tăng giá trị, giá trị gia tăng chủ yếu để lại ở cộng đồng.

Nâng tầm sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn (Sở NN&PTNT), Phó Chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh Nguyễn Hữu Dực: Hãy nghĩ tới một ngày ai cũng biết tới sản phẩm OCOP Hà Tĩnh, chỉ khi có mong muốn như vậy thì mới nâng tầm chất lượng sản phẩm OCOP của địa phương mình, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Đối tượng tham gia chương trình là các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương hoặc được thuần hóa, ưu tiên đặc sản, sản phẩm truyền thống địa phương (công nghệ có nguồn gốc và nguyên liệu ở địa phương).

Nếu không phải đặc sản địa phương, thì cần sử dụng ít nhất 50% nguyên liệu ở địa phương (có thể sử dụng nguyên liệu từ các địa phương khác nhưng phải đảm bảo sự bền vững), do các thành viên, chủ sở hữu, cộng đồng địa phương cung ứng; có tính độc đáo (mang đặc trưng của vùng miền, địa phương); có gia tăng giá trị và không ảnh hưởng xấu đến môi trường nhằm phát triển bền vững.

Sản phẩm dịch vụ tại địa phương, dựa trên thế mạnh về vùng miền, phát huy lợi thế văn hóa, danh thắng, môi trường địa phương.

Nâng tầm sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Đây cũng là dịp để các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng trong quá trình phát triển sản phẩm OCOP.

Nâng tầm sản phẩm OCOP Hà Tĩnh

Chương trình OCOP Hà Tĩnh được triển khai ở toàn bộ khu vực nông thôn, khuyến khích thực hiện ở khu vực đô thị

Các sản phẩm tham gia OCOP bắt buộc phải tham gia đánh giá phân hạng tại 3 cấp (cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia), trong đó các sản phẩm đạt từ 3 - 5 sao ở cấp huyện sẽ được đánh giá ở cấp tỉnh, các sản phẩm đạt 4 - 5 sao cấp tỉnh được đánh giá ở cấp quốc gia.

Các sản phẩm được đánh giá và phân hạng tại các cấp sẽ do hội đồng đánh giá sản phẩm cấp tương ứng (huyện, tỉnh, quốc gia) thực hiện. Các sản phẩm không được đánh giá cao (1 - 2 sao) và các sản phẩm đạt 3 - 4 sao kỳ trước có thể hoàn thiện và dự thi đánh giá và phân hạng vào kỳ năm tiếp theo.

Tại buổi tập huấn, các đại biểu cũng đã tiến hành trao đổi các vướng mắc, khó khăn trong quá trình phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm; đưa sản phẩm vào các chuỗi cung ứng như siêu thị, cửa hàng chuyên doanh…

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.