Nắng to, lo phòng cháy rừng

(Baohatinh.vn) - Hà Tĩnh đang trải qua đợt nắng nóng gay gắt nên nhiệm vụ quản lý, bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) không thể chủ quan, lơ là. Dù quản lý một diện tích rừng không lớn nhưng nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao nên đơn vị chủ rừng phòng hộ Hồng Lĩnh đã đồng loạt triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để PCCCR...

nang to lo phong chay rung

Với sự chủ động của Ban quản lý cũng như sự vào cuộc của người dân, 10 năm qua rừng phòng hộ Hồng Lĩnh được bảo vệ an toàn.

BQL Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh quản lý, bảo vệ 10.000 ha rừng. Khu vực này tiềm ẩn khá nhiều nguy cơ xảy ra cháy rừng. Toàn bộ diện tích rừng tại 19 xã, thị trấn thuộc 4 huyện, thị: Nghi Xuân, Can Lộc, Lộc Hà và TX Hồng Lĩnh được bao bọc bởi nhiều khu dân cư nên chỉ một sơ suất nhỏ do ý thức của người dân cũng khiến “bà hỏa ghé thăm”. Đặc biệt, nơi đây còn có hàng chục di tích văn hóa, tâm linh như: Chùa Thiên Tượng, chùa Hương, chùa Cực Lạc…, hàng ngày có nhiều người vào ra thăm viếng nên khả năng gây cháy rất lớn.

Trưởng BQL Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh Hồ Sỹ Quát cho rằng: Điểm khác biệt giữa rừng phòng hộ Hồng Lĩnh với các khu rừng khác trong tỉnh là khu vực này hiện còn sở hữu 1.500 ha rừng thông rất dễ bắt lửa. Trong khi đó, lực lượng chủ chốt của ban chỉ vẻn vẹn có 14 người, 9 người trực ở văn phòng ban và 5 người thường xuyên “cắm” tại 5 chòi canh.

Ông Quát hài hước nói thêm “lính chiến xông trận” có 14 người, kể cả trưởng ban, trong khi vòng ngoài ứng cứu lại có gần 50 người thuộc 4 hạt kiểm lâm. Đây là bất cập lớn trong công tác bảo vệ rừng trong cả nước nói chung, Hà Tĩnh nói riêng. Kinh phí bảo vệ, PCCCR năm 2017 lại giảm xuống 3/4, chỉ còn lại 350 triệu đồng nên mọi hoạt động rất khó khăn”.

Trước những bất cập trên, xác định trong 2 nội dung “phòng”, “chống” cháy rừng thì “phòng” vẫn là phương án tối ưu, lâu dài. Ngoài xây dựng phương án bảo vệ, PCCCR trên lâm phần được giao, BQL Rừng phòng hộ Hồng Lĩnh, phối hợp với đài truyền thanh - truyền hình các huyện, thị xây dựng các chuyên mục, phóng sự tuyên truyền bảo vệ, PCCCR trên kênh truyền hình (mỗi tuần phát 3 lần liên tục từ tháng 4 đến nay).

Bên cạnh duy trì “Câu lạc bộ Xanh” ở các trường trên địa bàn để tuyên truyền nâng cao nhận thức cho học sinh về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; phát động tham gia cuộc thi “Rừng là cuộc sống của tôi”, BQL còn xây dựng quy chế phối hợp bảo vệ rừng với các đơn vị đứng chân trên địa bàn như: BQL các khu di tích chùa Hương, chùa Thiên Tượng, công an các huyện, thị, Đồn Biên phòng Cửa Sót, Lạch Kèn…

Cùng với việc tổ chức ký cam kết cho hàng ngàn hộ dân tại các huyện, thị, ký hợp đồng trực cháy tại 45 điểm có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao, BQL còn thường xuyên cử người trực 24/24h tại các chòi canh để phát hiện và xử lý kịp thời những vụ cháy rừng, không để lan rộng. Ngoài việc thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm soát, phát hiện những đối tượng sẻ phát, đốt rừng trái phép, BQL còn trích nguồn kinh phí khá lớn để tu bổ 154 km đường băng các loại; tu sửa 5 chòi canh; viết 500 khẩu hiệu, 14 biển tường; mua sắm nhiều trang thiết bị chữa cháy rừng…

Những giải pháp phòng ngừa được triển khai quyết liệt từ đầu năm nên liên tục 10 năm lại nay, tại khu vực thuộc chủ rừng Hồng Lĩnh quản lý chưa xảy ra 1 vụ cháy rừng lớn. Đó cũng là nét nổi bật nhất khiến năm nào BQL rừng phòng hộ đều nhận được bằng khen của UBND tỉnh.

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.