Ngại đầu tư, ngư dân Thịnh Lộc quanh quẩn gần bờ

(Baohatinh.vn) - Thiếu đột phá trong đầu tư nên dù lợi thế về biển và có đến 400 - 1.000 người làm nghề nhưng sản lượng đánh bắt hàng năm của Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) đều dưới 1.000 tấn, chưa bằng những địa phương có điều kiện tương tự.

An phận với nghề

Ngại đầu tư, ngư dân Thịnh Lộc quanh quẩn gần bờ

Đa số thuyền đánh cá ở Thịnh Lộc đều có công suất từ 16 - 24 CV.

Khi tiếp bước nghề truyền thống của cha ông, anh Nguyễn Văn Giao ở thôn Yên Điềm (xã Thịnh Lộc) vẫn không dám mạnh dạn đầu tư, liên kết để mua tàu công suất lớn, ngư cụ hiện đại. Thay vào đó, cách đây mấy tháng, anh lại mua thuyền cũ 24 CV, 1 vàng lưới rê tôm và 1 vàng lưới ghẹ với tổng kinh phí khoảng 100 triệu đồng để hành nghề đánh bắt trong vùng lộng.

Lý giải cho quyết định này, anh Giao chia sẻ: “Những năm trước, khi có các chính sách hỗ trợ thì chưa kịp tiếp cận, nay phải tự bỏ vốn đầu tư nên phải mua sắm “vừa sức”. Hơn nữa, với tàu thuyền và ngư cụ như vậy cũng đã kiếm được 2 - 3 triệu đồng/ngày, chia cho 3 - 5 lao động nên mức thu nhập như thế là chấp nhận được”.

Không chỉ có anh Giao mà hầu hết ngư dân Thịnh Lộc đều có tư tưởng “an phận” với nghề nghiệp khi ngại đầu tư mua sắm tàu thuyền, ngư cụ. Điều này dẫn đến việc ngư dân Thịnh Lộc quanh năm chỉ quẩn quanh với nghề câu mực, bủa lưới bắt ghẹ, tôm, cá… ở khu vực cách bờ 3 - 5 hải lý.

Cũng do thiếu đột phá trong đầu tư nên dù lợi thế về biển và có đến 400 - 1.000 người làm nghề nhưng sản lượng đánh bắt hàng năm của Thịnh Lộc đều dưới 1.000 tấn với giá trị khoảng 40 tỷ đồng/năm, chưa bằng 1/2 so với những địa phương có điều kiện tương tự.

Ngại đầu tư, ngư dân Thịnh Lộc quanh quẩn gần bờ

Ngư cụ của mỗi chủ thuyền cũng chỉ 2 - 3 vàng lưới/thuyền đơn giản với tổng trị giá khoảng 40 - 50 triệu đồng (Ảnh tư liệu).

Phó Chủ tịch UBND xã Thịnh Lộc Nguyễn Khắc Phong chia sẻ: “Dù nhiều gia đình có nguồn lực nhưng ngư dân Thịnh Lộc vẫn ít đầu tư cho đánh bắt hải sản. Bà con cho rằng, ngư trường vùng lộng đang nhiều tôm cá nên không cần đi xa, hiệu quả đánh bắt như hiện nay là tạm ổn và nếu mua sắm thì cũng thiếu lao động có tay nghề, có kinh nghiệm trong đánh bắt xa bờ…

Vì vậy, trong 118 thuyền đánh cá của xã chỉ có 4 thuyền có công suất 90 CV, còn lại chỉ từ 16 - 24 CV. Thuyền nhỏ không chỉ ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn trước thiên tai”.

Thiếu nền tảng để phát triển

Ngại đầu tư, ngư dân Thịnh Lộc quanh quẩn gần bờ

Luồng lạch nhỏ lại bị bồi lấp khiến tàu thuyền ra vào khó khăn, gây cản trở trong việc đóng tàu công suất lớn.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND xã Thịnh Lộc Nguyễn Khắc Phong: “Ngoài vấn đề ngư dân ngại đầu tư thì hệ thống cơ sở hạ tầng hỗ trợ đang thiếu và yếu cũng là nguyên nhân gây cản trở phát triển đội tàu khai thác hải sản ở Thịnh Lộc. 8 km đường bờ biển của xã chỉ có 1 luồng lạch ra vào và khu vực neo đậu tàu thuyền ở khu vực Đồng Kèn (giáp ranh với huyện Nghi Xuân).

Tuy nhiên, cửa lạch này đang bị bồi lắng, nhỏ hẹp, thường xuyên chịu sự tác động trực tiếp của thiên tai, triều cường nên không đảm bảo an toàn khi mưa bão, tàu thuyền công suất lớn không thể ra vào…”

Ngại đầu tư, ngư dân Thịnh Lộc quanh quẩn gần bờ

Chỉ đánh bắt cách bờ 3 hải lý nhưng những tàu cá của ngư dân Thịnh Lộc vẫn trở nên nhỏ bé, mong manh.

Điều đáng nói, là địa phương có lợi thế về phát triển kinh tế biển, nhưng chiến lược phát triển kinh tế 5 năm tới của xã Thịnh Lộc chưa quan tâm đúng mức đến hoạt động đánh bắt hải sản. Địa phương hiện chưa có chiến lược rõ ràng, chính sách hỗ trợ cụ thể để “nâng chất” đội tàu thuyền gắn với chuyển đổi phương thức đánh bắt xa bờ.

Việc phát triển nghề đánh bắt hải sản trên địa bàn Thịnh Lộc đang và sẽ chủ yếu dựa vào sự khuyến khích phát huy những gì đang có nên sản lượng phấn đấu cũng khiêm tốn ở mức 1.250 tấn vào năm 2025, không dự báo được số lượng tàu thuyền.

Ngại đầu tư, ngư dân Thịnh Lộc quanh quẩn gần bờ

Ngư dân Thịnh Lộc đang đánh lưới rê để bắt tôm he và các loài cá nhỏ trong vùng lộng.

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lộc Hà Võ Tá Bình thông tin: “Cách đây hơn 2 năm, Lộc Hà đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ cải hoán, đóng mới tàu thuyền của tỉnh, huyện nhưng ngư dân Thịnh Lộc không tiếp cận và cũng không muốn tiếp cận.

Mặt khác, bà con ở đây cũng không có kinh nghiệm đánh bắt xa bờ nên khi đầu tư cũng khó phát huy hiệu quả, dẫn đến tâm lý lo ngại. Đó là những nguyên nhân khiến Thịnh Lộc khó phát triển, nâng cấp được đội thuyền cũng như cải thiện hiệu quả đánh bắt”.

Chủ đề Đánh bắt - Nuôi trồng thủy hải sản

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.