Ngăn ngừa dịch COVID-19 tại cảng cá lớn nhất Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Trước việc liên tiếp các cảng cá lớn trong toàn quốc thành ổ dịch COVD-19, Ban quản lý các cảng cá Hà Tĩnh và các lực lượng chức năng ở Lộc Hà đã triển khai nhiều giải pháp phòng chống dịch.

Kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền

Tàu đánh bắt lưới chụp 450 CV của anh Hồ Sư Kỳ (ở huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) cập cảng Cửa Sót từ ngày 15/8 để các thuyền viên lên bờ về Quỳnh Lưu dịp rằm tháng Bảy, nhưng đến nay vẫn chưa được phép ra khơi. Nguyên nhân là do ngày 24/8, các thuyền viên trở vào Hà Tĩnh để tiếp tục đi biển, Quỳnh Lưu đang thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg của Chính phủ.

Khi thuyền viên vào đến cảng cá, lực lượng chức năng ở đây phát hiện và yêu cầu các thuyền viên xét nghiệm PCR, đưa đi cách ly tập trung tại Trường Mầm non Thạch Kim. Riêng chủ tàu, do không về Quỳnh Lưu đợt đó nên không phải đi cách ly, hiện đang ở lại trông giữ phương tiện...

Ngăn ngừa dịch COVID-19 tại cảng cá lớn nhất Hà Tĩnh

Trước các chuỗi lây nhiễm tại các cảng cá lớn ở Đà Nẵng, Quảng Bình, các lực lượng chức năng ở cảng cá Cửa Sót đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát người, phương tiện cập cảng, nhất là tàu ngoại tỉnh.

Anh Hồ Sư Kỳ - chủ tàu cá NA 90205 chia sẻ: “Được sự thông tin, nhắc nhở của các lực lượng chức năng và trước các sự việc nhãn tiền ở một số tỉnh, thành, chúng tôi đã rút bài học kinh nghiệm cho riêng mình. Vì vậy, ngay sau khi được cung cấp thông tin, biết mình đến từ vùng dịch, các thuyền viên đã hợp tác, tự nguyện xét nghiệm PCR, thực hiện cách ly tập trung theo quy định, tuyệt đối không trốn tránh, đối phó”.

Ngăn ngừa dịch COVID-19 tại cảng cá lớn nhất Hà Tĩnh

Cán bộ Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh kiểm tra giấy tờ, nhắc nhở thực hiện các biện pháp phòng dịch đối với chủ tàu Hồ Sư Kỳ.

Hiện, cảng cá Cửa Sót (Lộc Hà) đang có 5 tàu cá đánh bắt xa bờ của ngư dân Nghệ An chưa thể ra khơi vì 20 thuyền viên đang về quê thuộc vùng đang bị phong tỏa chưa thể quay lại hoặc đang thực hiện cách ly tập trung trên địa bàn.

Trước việc này, các lực lượng chức năng tại cảng cá Cửa Sót thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở người ở lại bảo vệ tàu và liên lạc với chủ phương tiện để nắm bắt tình hình, hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng chống dịch; yêu cầu tuyệt đối không nhập cảng “chui”, trốn khai báo, tránh xét nghiệm, lợi dụng tình hình đưa phương tiện rời cảng…

Ngăn ngừa dịch COVID-19 tại cảng cá lớn nhất Hà Tĩnh

Tất cả tàu thuyền ra vào cửa sông, cửa lạch, cảng cá, âu thuyền... đều được kiểm soát chặt chẽ.

Thượng úy Lưu Văn Đức - Trạm trưởng Trạm Kiểm soát Biên phòng Cửa Sót (thuộc Đồn Biên phòng Cửa Sót) khẳng định: “Dù lượng tàu thuyền ra vào cửa cảng, lạch đang giảm, nhất là tàu ngoại tỉnh nhưng chúng tôi không chủ quan, lơ là mà luôn cảnh giác cao, tăng cường kiểm tra, kiểm soát.

Tất cả tàu thuyền ra vào cảng, luồng lạch đều phải làm thủ tục khai báo y tế, lịch trình, báo số lượng thuyền viên theo quy trình, quy định. Riêng đối với các tàu ngoại tỉnh, khi vào cửa lạch phải liên lạc với trạm thông báo tình hình; nếu từng đến từ các vùng đang thực hiện Chỉ thị 16 thì yêu cầu quay trở ra, còn đến từ các vùng an toàn hơn thì những người trên tàu phải test nhanh COVID-19 trước khi lên bờ”.

Triển khai đồng bộ các biện pháp đảm bảo an toàn 24/24h

Ông Thân Quốc Tế - Phó Giám đốc Ban quản lý các cảng cá Hà Tĩnh chia sẻ: "Tại một số cảng cá ở các tỉnh, thành xuất hiện ca nhiễm COVID-19 là những sự cố rất đáng tiếc. Nguyên do là bởi lượng người, phương tiện hằng ngày ra vào cảng cá thường rất đông, đến từ nhiều địa phương, nhiều con đường, nhiều thời điểm khác nhau nên rất khó kiểm soát hết; trong khi đó lực lượng thì lại thiếu.

Giải bài toán này, ngoài việc động viên, khuyến khích, chia sẻ khó khăn với các thành viên trong tổ kiểm soát liên ngành thì chúng tôi cũng đã có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, khoa học, phù hợp... để có thể duy trì sự kiểm soát chặt chẽ toàn bộ khu vực cảng suốt 24/24h".

Ngăn ngừa dịch COVID-19 tại cảng cá lớn nhất Hà Tĩnh

Trước các bài học nhãn tiền, người và phương tiện ra vào cảng cá lớn nhất tỉnh đang được kiểm soát chặt chẽ.

Thực tế cũng cho thấy, một trong những nguyên do dịch bệnh tấn công các cảng cá là vì ý thức chấp hành của một số người dân chưa tốt; cá biệt có những người bất chấp an toàn, sẵn sàng trốn tránh khai báo thông tin, không thực hiện test nhanh, xét nghiệm PCR, cập cảng “chui”.

Vì vậy, các lực lượng chức năng ở cảng cá Cửa Sót thường xuyên truyên truyền, nhắc nhở để bà con nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành. Những trường hợp vi phạm các quy định về phòng chống dịch đều được phát hiện, chấn chỉnh, xử lý kịp thời; riêng trong tháng 8 này đã xử phạt 15 trường hợp không đeo khẩu trang.

Ngăn ngừa dịch COVID-19 tại cảng cá lớn nhất Hà Tĩnh

Trên cầu cảng, khu vực bốc dỡ hàng hóa cho tàu ngoại tỉnh có nguy cơ cao được bố trí ở khu vực riêng.

Chị Lê Thị Thanh Nga (tiểu thương đến từ Thạch Hà) cho biết: “Tôi thường xuyên đến cảng Cửa Sót thu mua hải sản phân phối đến các chợ ở huyện Thạch Hà. Được sự nhắc nhở, hướng dẫn thường xuyên của các lực lượng chức năng nên bản thân luôn tuân thủ đầy đủ, nghiêm túc các quy định phòng dịch. Mặt khác, thấy các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh, kiểm soát tàu thuyền, nhất là tàu đánh bắt xa bờ ngoại tỉnh tại cảng được làm tốt nên chúng tôi cũng yên tâm hơn khi đến đây”.

Ngăn ngừa dịch COVID-19 tại cảng cá lớn nhất Hà Tĩnh

Lực lượng chức năng đang trao đổi, hướng dẫn các biện pháp phòng dịch cho tiểu thương Lê Thị Thanh Nga.

Ông Thân Quốc Tế - Phó Giám đốc Ban quản lý các cảng cá Hà Tĩnh thông tin thêm: “Tại thời điểm này, cảng cá Cửa Sót có khoảng 20 tàu thuyền với 100 thuyền viên ra vào mỗi ngày (chủ yếu là ngư dân bản địa) và hơn 1.000 tiểu thương đến cảng bằng đường bộ. Để đảm bảo an toàn cao nhất, chúng tôi đã tăng cấp độ phòng chống dịch, đảm bảo trực liên tục 24/24h, nỗ lực hạn chế tối đa những rủi ro uy hiếp đến an toàn của khu vực cảng. Đặc biệt, tất cả người ra vào cảng đều phải khai báo lịch trình, đo thân nhiệt, test nhanh đầy đủ... Trong sáng nay (27/8), lực lượng chức năng sẽ tổ chức test nhanh miễn phí cho các thuyền viên và tiểu thương kinh doanh trong khu vực cảng”.

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?