Nghe cán bộ, chiến sỹ Hà Tĩnh kể chuyện ứng cứu người dân trong lũ dữ

(Baohatinh.vn) - Những hành động quên mình để kịp thời ứng cứu Nhân dân của cán bộ, chiến sỹ (CBCS) lực lượng vũ trang Hà Tĩnh tiếp tục vun đắp tình quân dân bền chặt trong những ngày mưa lũ đầy cam go.

Nghe cán bộ, chiến sỹ Hà Tĩnh kể chuyện ứng cứu người dân trong lũ dữ

Lực lượng quân đội kịp thời có mặt tại “tâm lũ” Cẩm Xuyên...

Có mặt tại “tâm lũ” Cẩm Xuyên từ những ngày đầu nước lên, Trung tá Trần Quốc Hoàn - Phòng Tham mưu Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tĩnh là người đã cầm lái đưa chiếc thuyền của đơn vị tới những vùng ảnh hưởng nặng nề nhất. Suốt quãng thời gian đó, anh và đồng đội đã nỗ lực hết mình, bất chấp hiểm nguy, giúp dân ra khỏi vùng nguy hiểm, cứu trợ lương thực, thực phẩm.

Ngay từ tối ngày 18/10, anh và các đồng đội đã nhận nhiệm vụ vào các thôn của xã Cẩm Vịnh để vận động người dân di dời khỏi vùng nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều người không chịu thực hiện hoặc không thể dời đi.

Nước lên nhanh không lường hết được, rạng sáng hôm sau, nhiều nhà đã chìm trong biển nước. Cũng vì vậy mà khi trời còn chưa sáng, anh Hoàn và đồng đội đã phải điều khiển thuyền hoạt động hết công suất để vừa đưa người dân ra khỏi vùng trũng, vừa tiếp tế lương thực cho các hộ.

Nghe cán bộ, chiến sỹ Hà Tĩnh kể chuyện ứng cứu người dân trong lũ dữ

...tiếp tế, cứu trợ người dân trong vùng nguy hiểm

Ở tình thế cấp bách, thực phẩm lại chưa có nhiều nên lúc này chỉ có thể cứu trợ mỗi nhà một nửa gói xôi để cầm cự. Bên cạnh đó, thời tiết mưa lớn, kèm theo nhiều chướng ngại vật như tường rào, dây thép gai… càng vào sâu trong làng thì thuyền càng khó đi. Người cầm lái con thuyền cũng phải chịu rất nhiều áp lực.

“Nhiều hộ ở trong các ngõ ngách, thuyền lớn không vào được phải sử dụng thuyền nhỏ để di chuyển. Có những nơi, chiến sỹ phải bơi xuống để hỗ trợ người dân lên thuyền. Nước sâu, mưa lớn nên đòi hỏi phải thật cẩn thận, đặc biệt là khi di chuyển người già và trẻ em.

Công việc càng nguy hiểm nếu mọi chuyện diễn ra vào buổi tối nhưng nhìn những bàn tay chìa ra cầu cứu, nghe tiếng kêu chới với của người dân, chúng tôi không thể không nỗ lực” - anh Hoàn chia sẻ.

Nghe cán bộ, chiến sỹ Hà Tĩnh kể chuyện ứng cứu người dân trong lũ dữ

Công an Thạch Hà giúp người dân di chuyển tới nơi an toàn

Cũng thực thi nhiệm vụ ứng cứu Nhân dân trong lũ, Trung úy Nguyễn Quốc Nghĩa - Đội CSGT, Công an Thạch Hà đã nhiều ngày liên tục bám trụ với địa bàn, với người dân vùng lũ. Được biết, gia đình anh ở phường Hà Huy Tập (TP Hà Tĩnh) cũng bị ngập sâu trong nước lũ, vợ anh cùng con gái mới 3 tháng tuổi phải trú tạm nhà người thân.

Tuy nhiên, với trách nhiệm của một chiến sỹ, trước tình cảnh người dân bị thiệt hại nặng nề, anh đành gác lại tình riêng để bám địa bàn, liên tục hỗ trợ, ứng cứu.

Nghe cán bộ, chiến sỹ Hà Tĩnh kể chuyện ứng cứu người dân trong lũ dữ

Lực lượng Ban Chỉ huy quân sự huyện Cẩm Xuyên cứu trợ cho người dân xã Cẩm Duệ.

Anh Nghĩa cùng các CBCS Công an Thạch Hà chia nhau dùng xuồng, ca nô tiếp tế nhu yếu phẩm đến từng người dân, ứng cứu khi có tình huống khẩn cấp. Chỉ cách đây mấy ngày, anh và đồng đội đã kịp thời ứng cứu một cháu bé bị ốm nặng ra khỏi vùng lũ nguy hiểm.

Đó là ngày 20/10, trong lúc đang tiếp tế nhu yếu phẩm tại thôn Bình Tiến, xã Tân Lâm Hương (Thạch Hà), các CBCS bất chợt nghe tiếng kêu cứu từ một ngôi nhà 2 tầng gần đó. Chiếc ca nô nhanh chóng tiếp cận căn nhà. Một cháu bé đang sốt cao, da dẻ tím tái và bị lên cơn co giật cần đi cấp cứu ngay lập tức. Lúc này trời mưa tầm tã, nước dâng cao gần 2m.

Nghe cán bộ, chiến sỹ Hà Tĩnh kể chuyện ứng cứu người dân trong lũ dữ

Lực lượng công an có mặt sẵn sàng ứng cứu Nhân dân

“Tiếp nhận cháu bé, đồng đội tôi cố gắng che chắn khỏi mưa gió, còn tôi điều khiển ca nô về điểm tập kết của đơn vị. Tình thế cấp bách, giữa mênh mông nước, nhiều chướng ngại vật, chúng tôi như căng mình chạy đua với thời gian. Chỉ một sơ sẩy nhỏ thôi thì hậu quả thật khôn lường. Chỉ tới khi đưa bé ra khỏi vùng nước lũ, lên xe ưu tiên tới bệnh viện huyện, chúng tôi mới cảm thấy nhẹ lòng” - Trung úy Nghĩa chia sẻ.

Cũng như Trung úy Nguyễn Quốc Nghĩa, Thượng úy Nguyễn Thái Thành - Đội Cảnh sát kinh tế, Công an TP Hà Tĩnh cũng đã có mặt trong tâm lũ từ những ngày đầu. Tiếp cận với những tình huống khẩn cấp, nguy hiểm, anh đã phát huy tinh thần xung kích, anh dũng của người Công an nhân dân, nhiều lúc quăng mình giữa dòng nước xiết để cứu người.

Anh Thành không nhớ hết những người anh và đồng đội đã ứng cứu nhưng đáng nhớ nhất là trường hợp ứng cứu một người đàn ông trạc 60 tuổi. Lúc nhóm của anh di chuyển vào phường Đại Nài (TP Hà Tĩnh) thì phát hiện ông đang cố gắng bám vào gốc cây tránh bị dòng nước xiết cao ngang bụng cuốn trôi.

Nghe cán bộ, chiến sỹ Hà Tĩnh kể chuyện ứng cứu người dân trong lũ dữ

Công an TP Hà Tĩnh vận chuyển nhu yếu phẩm tới các vùng bị lũ cô lập

“Phương án ném dây nhanh chóng được triển khai. Song do nước đổ vào con ngõ quá mạnh, dây đứt, nạn nhân bị trôi thẳng về khu vực hồ Bồng Sơn. Không chần chừ, tôi đã lao xuống dòng nước, tiếp cận nạn nhân một cách nhanh nhất có thể. Sau nhiều nỗ lực, chúng tôi đã bám được vào bờ tường của nhà dân và từ đó leo lên khu vực an toàn. Khi đó, tôi không nghĩ đến nguy hiểm, chỉ hành động như thể đó là bản năng của người lính” - anh Thành kể lại.

Giờ đây, các CBCS lực lượng vũ trang vẫn tiếp tục tích cực hỗ trợ Nhân dân khôi phục cuộc sống sau lũ. Những công việc mà các anh đang lặng lẽ thực hiện mỗi ngày càng tô thắm thêm tình quân dân cá nước.

Chủ đề Lũ lụt Hà Tĩnh

Đọc thêm

“Anh trai làng có đi chiến dịch mùa xuân...”

“Anh trai làng có đi chiến dịch mùa xuân...”

Mỗi khi nghe nhạc phẩm “Lá xanh” trong tôi lại rạo rực, bồi hồi. Bài hát là bản tình ca về những người lính dũng cảm, kiên cường trong chiến tranh và trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Nhiều hoạt động tại lễ hội đền Linh Nha

Nhiều hoạt động tại lễ hội đền Linh Nha

Lễ hội đền Linh Nha (thị trấn Nghèn, Can Lộc, Hà Tĩnh) được tổ chức nhằm góp phần bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, giáo dục truyền thống yêu nước cho Nhân dân.
Đi trong mùa lộc biếc

Đi trong mùa lộc biếc

Tháng Giêng - trong thao thiết gọi mời, hơi ấm từ ngọn gió xuân thức dậy cả đất trời những miền quê Hà Tĩnh, làm thắm tươi những lộc non, chồi biếc, mang theo bao niềm ước vọng về sự thịnh vượng của đất nước, quê hương.
Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Du lịch Hà Tĩnh rộn rã khởi động năm 2025

Phát huy kết quả trong năm 2024, từ đầu xuân Ất Tỵ 2025, ngành du lịch Hà Tĩnh đã khởi động một cách tích cực, mạnh mẽ bằng nhiều chương trình, hành động thiết thực nhằm thu hút du khách.
Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Bản “hòa tấu” của các di sản văn hóa

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” được Hà Tĩnh phối hợp tổ chức cuối năm 2024 đã để lại trong lòng các nghệ nhân mọi miền những ấn tượng mạnh mẽ về "bản hòa tấu" di sản văn hóa dân tộc.
Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Nỗ lực tôn vinh văn hóa, con người Hà Tĩnh

Bằng sự nghiên cứu, sáng tạo, nhiều văn nghệ sỹ, chuyên gia nổi tiếng cả nước đã dành nhiều tâm huyết để lan tỏa, nhân lên những giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh tới bạn bè muôn phương.
Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Kẻ sỹ Ngàn Hống - dấu ấn trăm năm

Sau hơn 30 năm đam mê, kiên nhẫn, miệt mài, nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy đã để lại một di sản hàng ngàn trang viết về địa chí, lịch sử, văn hóa, con người… của vùng đất Nghệ - Tĩnh.
Náo nức hội xuân

Náo nức hội xuân

Đến với Hà Tĩnh vào dịp xuân về, du khách sẽ được hòa mình vào không khí rộn ràng của các lễ hội, được khám phá cảnh sắc và nét độc đáo của văn hóa, con người vùng đất núi Hồng - sông La.
Náo nức xuân sang

Náo nức xuân sang

Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Hân hoan “chào” Tết

Hân hoan “chào” Tết

Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen rực rỡ đón xuân

Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Gìn giữ phong vị Tết

Gìn giữ phong vị Tết

Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.