Nghe ngư dân Lộc Hà kể về những chuyến biển đầy phong ba, bão táp

(Baohatinh.vn) - Những câu chuyện, tình huống nguy hiểm trên biển của ngư dân Lộc Hà (Hà Tĩnh) giúp chúng ta hiểu rõ hơn thế nào là “hồn treo cột buồm”, hay “sống và chết chỉ cách nhau vành nan thúng”...

Nghe ngư dân Lộc Hà kể về những chuyến biển đầy phong ba, bão táp

Ngư dân Trần Văn Sơn (thị trấn Lộc Hà) khóc nức nở trong vòng tay người thân, bận bè khi vừa từ cõi chết trở về.

11h đêm mới về đến bờ. Vừa bước ra khỏi thuyền cứu nạn, anh Trần Văn Sơn (SN 1981, chủ tàu cá HT 90192-TS) ở tổ dân phố Phú Mậu (thị trấn Lộc Hà) đã lao vào ôm vợ, ghì chặt các con, rồi khóc. Những giọt nước mắt tuôn trào, những tiếng nấc vừa vui mừng, vừa bấn loạn của một người mới từ cõi chết trở về chất chứa bao nỗi niềm.

Những câu nói nghẹn lòng của anh Sơn khiến bao người không kìm được nước mắt: “Chỉ một tý nữa thôi là anh không về được với mẹ con em rồi”.

Chưa kịp buông tay với vợ con, anh Sơn đưa ánh mắt mình ra phía biển đầy ám ảnh: “Bố về rồi nhưng nhà ta đã mất tất cả. Biển đã lấy hết mọi thứ của gia đình ta rồi...".

Nghe ngư dân Lộc Hà kể về những chuyến biển đầy phong ba, bão táp

Anh Sơn nâng niu, cất đặt chiếc thuyền thúng và 2 chiếc áo phao đã cứu sống mình cùng 3 bạn nghề.

Sau 2 ngày tĩnh dưỡng, định thần, anh Trần Văn Sơn mới cố gắng gượng dậy tiếp khách. Anh Sơn kể với chúng tôi: "Sau hơn 1 ngày đánh bắt tại ngư trường quen thuộc, đến khoảng hơn 2h30 phút sáng 26/8, tôi và 3 bạn nghề là Nguyễn Xuân Tuấn, Nguyễn Xuân Chớ, Hà Minh Quý (cùng ở xã Thạch Kim) neo tàu nghỉ ngơi ở khu vực cách bờ khoảng 35 hải lý. Trong thời điểm nghỉ ngơi, một cơn giông lốc ập đến bất ngờ khiến tàu bị rung lắc giữ dội, dòng chảy của thủy triều và luồng gió trái chiều khiến tàu chao đảo, quay vòng liên tục dẫn đến sự cố ở thân vỏ và bánh lái, nước tràn vào thuyền nhanh chóng.

Dù có kinh nghiệm và đã rất cố gắng nhưng mọi nỗ lực ứng cứu phương tiện đều bất thành. Tàu chìm, ngư cụ trôi mất, dù rất xót của nhưng 4 anh em chúng tôi buộc phải mặc áo phao, nhảy sang thuyền thúng, chao đảo theo từng con sóng mạnh, phó mặc số phận cho biển cả bao la, giữa trời giông tố mịt mù...".

Nghe ngư dân Lộc Hà kể về những chuyến biển đầy phong ba, bão táp

Từ chủ thuyền 90 CV, có đầy đủ ngư cụ, nhưng sau một chuyến biển bất trắc, anh Sơn đã mất tất cả, chỉ còn lại chiếc thuyền thúng cũ và 2 cái áo phao đã cứu mạng mình.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Sơn như lạc giọng: “Dù đã nhiều lần gặp sự cố trên biển nhưng chưa lần nào tôi rơi vào tình cảnh hiểm nguy, bi đát như lần này. Chỉ có may mắn mới sống sót vì chỉ cần 1 con sóng lớn là tất cả đều rơi xuống biển; nếu lúc ấy, 1 trong 4 người ngồi mất thăng bằng là thuyền thúng sẽ lật, 1 người đuối sức là tất cả đều suy sụp theo, nếu không gặp được thuyền cá của Nghệ An thì chúng tôi cũng không trụ được nữa... Chỉ cần 1 trong vô số điều trên xảy ra, tất cả đều phải làm mồi cho cá”.

Nghe ngư dân Lộc Hà kể về những chuyến biển đầy phong ba, bão táp

Anh Sơn cùng gia đình đang lo lắng vì khoản nợ ngân hàng không biết lấy gì để trả.

Kinh nghiệm đầy mình, đã bao phen phải đối mặt với tình thế hiểm nguy ngoài biển, nhưng đây là lần ngư dân Nguyễn Văn Chớ (60 tuổi, ở thôn Long Hải, xã Thạch Kim) rơi vào tình thế “thập tử nhất sinh”. Ông Chớ chia sẻ: "Lúc tàu cá HT 90192-TS chìm, tất cả đều cảm thấy “lành ít dữ nhiều”, có những phút mất bình tĩnh và bắt đầu nghĩ về những điều tồi tệ nhất. Nhưng rồi chúng tôi đã động viên nhau cố gắng chống chọi, hứa với nhau sẽ cùng sống hoặc cùng chết và cầu mong điều kỳ diệu sẽ đến.

Thuyền thúng trôi tự do trên biển đến khoảng 7h sáng thì chúng tôi phát hiện có tàu đánh bắt ở gần, mọi hi vọng được thắp lên nên dù đã mệt lả nhưng anh em vẫn cố tìm mọi cách đưa thuyền đến đó nhanh nhất; thậm chí phải cởi áo phao để chế làm cánh buồm giúp thuyền thúng trôi nhanh và đúng hướng hơn. Sau khi được tàu cá Nghệ An ứng cứu, chúng tôi được đưa lại thuyền của ông Nguyễn Văn Thương (ngư dân Thạch Kim) để đưa vào bờ”.

Nghe ngư dân Lộc Hà kể về những chuyến biển đầy phong ba, bão táp

Cấp ủy, chính quyền thị trấn Lộc Hà đến nhà động viên, thăm hỏi ngư dân Trần Văn Sơn (thứ 3 từ trái qua phải).

Vụ tai nạn trên biển vào ngày 26/8 khiến anh Trần Văn Sơn chìm mất tàu đánh cá HT 90192-TS, công suất 90 CV, dài 12m (có trị khoảng 350 - 400 triệu đồng) và toàn bộ ngư cụ, nhiên liệu (trị giá khoảng hơn 200 triệu đồng).

Dù chưa hết bàng hoàng nhưng anh Sơn đã bắt đầu lo lắng, mang nặng nỗi niềm về những khoản nợ ngân hàng, về sinh kế, thu nhập... của gia đình sau khi bị biển cả tước đi gần như tất cả. Vì vậy, anh Sơn đang rất mong sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, ngành, các tấm lòng hảo tâm để sớm trở lại bám biển mưu sinh, chăm lo cho cuộc sống gia đình.

Nghe ngư dân Lộc Hà kể về những chuyến biển đầy phong ba, bão táp

Người thân, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng không quản trưa nắng, đêm khuya, hồi hộp mong ngóng tàu cá HT 20231-TS và 5 ngư dân sớm trở về.

Cách nhà anh Sơn không xa, anh Nguyễn Đức Hương (SN 1983, chủ tàu cá HT 20231-TS, 90 CV) cùng 5 bạn nghề mới từ cõi chết trở về. Trước đó, vào lúc 15h50 phút ngày 26/8, tàu cá này đang đánh bắt tại 18,48 độ Vĩ Bắc, 106,27 độ Kinh Đông, cách bờ 34 hải lý thì bị hỏng máy, không di chuyển được, việc liên lạc về đất liền rất khó khăn.

Lúc bị nạn, ngoài chủ tàu còn có 4 ngư dân khác là Lưu Văn Trọng (SN 1977 - ở thị trấn Lộc Hà); Nguyễn Văn Anh (SN 1978), Nguyễn Hữu Trường (SN 1974) và Nguyễn Đình Mười (SN 1962), cùng ở xã Thạch Kim.

Nghe ngư dân Lộc Hà kể về những chuyến biển đầy phong ba, bão táp

9h sáng ngày 27/8, có thêm 5 ngư dân trên tàu cá HT 20231-TS đã trở về bờ an toàn sau hơn 16 tiếng bị nạn.

Dù đã đứng trên cầu cảng nhưng ngư dân Nguyễn Văn Anh (thuyền viên tàu HT 20231-TS) vẫn chưa hết sợ. Anh Nguyễn Văn Anh kể: “Nhóm chúng tôi đang miệt mài sản xuất thì bất ngờ có con sóng lớn ập đến, hất nước ngập thuyền, tiếp đó là một tiếng nổ lớn vang lên, máy chính bị chết, tàu không “nghe lái” (không điều khiển được hướng), nước lênh láng khắp nơi. Lúc này, ai cũng hoảng sợ vì sóng to, gió lớn, nguy cơ chìm tàu có thể xẩy ra bất cứ lúc nào".

"Hơn 8 tiếng đồng hồ gặp nạn trên biển, chúng tôi vừa phải tập trung theo dõi tìm tàu thuyền đi ngang qua để gọi, vừa phải tìm mọi cách liên lạc về đất liền để xin phương tiện ứng cứu. Đặc biệt, mọi người phải làm việc cật lực để bơm, tát nước ra khỏi thuyền và vận dụng hết kinh nghiệm để thuyền tránh được những con sóng dữ. Quăng quật mãi đến gần 12 giờ đêm thì được tàu cứu hộ của Bộ đội Biên phòng Hà Tĩnh tìm thấy. Biết mình sẽ sớm được giải cứu nên mọi người đã dần ổn định tinh thần” - anh Anh chia sẻ thêm.

Nghe ngư dân Lộc Hà kể về những chuyến biển đầy phong ba, bão táp

Người thân, gia đình, chính quyền các cấp, các lực lượng chức năng vui mừng vì 5 ngư dân và tàu cá HT 20231-TS đã vào bờ an toàn sau khi gặp nạn trên biển.

Trở về sau khi thuyền bị nạn, ngư dân Nguyễn Văn Hà ở thôn Xuân Phượng, xã Thạch Kim (thuyền viên tàu cá HT 20408-TS bị nạn cách đây 20 ngày) cần thêm thời gian để nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng, chưa thể tái sản xuất.

Anh Hà kể: “Gần 11h trưa ngày 9/8, tàu cá HT 20408-TS của chúng tôi bị chết máy chính khi đánh bắt cách bờ khoảng 12 hải lý. Suốt 19 tiếng đồng hồ lênh đênh trên biển, trong điều kiện sóng gió cấp 7, thuyền không “nghe lái", di chuyển mỗi giờ chỉ được khoảng 1 km, mất liên lạc với đất liền... nên 5 ngư dân trên thuyền ai nấy đều rất lo lắng. Riêng tôi, đã có lúc nghĩ đến tình huống xấu nhất. Vì vậy, khi tàu cứu hộ của Hải đội 2 (BĐBP Hà Tĩnh) ra ứng cứu, tôi đã bật khóc”.

Nghe ngư dân Lộc Hà kể về những chuyến biển đầy phong ba, bão táp

Tàu cá HT 20408-TS cùng 5 ngư dân Lộc Hà bị nạn ngày 9/8 được tàu cứu bộ của BĐBP Hà Tĩnh lai dắt vào bờ.

Chỉ 20 ngày gần đây đã có 3 tàu cá và 13 ngư dân của Lộc Hà bị nạn trên biển. Họ đều may mắn khi được trở về an toàn với gia đình nhưng những tổn thất nặng nề về kinh tế, tổn hại về sức khỏe... thì chưa dễ gì khắc phục. Ngoài sự động viên, chia sẻ của người thân, gia đình, chính quyền các cấp thì việc hỗ trợ thêm nguồn lực cũng rất cần thiết để giúp họ sớm vượt qua khó khăn, tiếp tục vươn khơi bám biển.

Chủ đề Thiên tai - bão lũ

Đọc thêm

Phố trong làng Thành Phú

Phố trong làng Thành Phú

Hành trình gần 10 năm xây dựng nông thôn mới đã đưa thôn Thành Phú (xã Xuân Thành, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) “thay da, đổi thịt”, vươn mình trở thành miền quê đáng sống.
"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

"Tỏa sáng nghị lực Việt" của một bí thư chi đoàn

Bị teo tứ chi, nhưng với ý chí, nghị lực phi thường, anh Lê Xuân Thắng (xã Ích Hậu, Lộc Hà, Hà Tĩnh) đã vượt lên số phận nghiệt ngã, lan tỏa năng lượng sống tích cực trong cộng đồng, nhất là với các đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Ấn tượng qua các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh

Các kỳ Liên hoan Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được các tỉnh tổ chức đã góp phần lan tỏa các giá trị văn hóa của hình thức diễn xướng dân gian này. Và các nghệ nhân, nghệ sỹ cũng học hỏi được rất nhiều từ những lần hội ngộ đó.
Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống